Câu 1: Công dụng của dấu hai chấm là gì?
-
A. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, lời nói của nhân vật, dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc trước lời đối thoại dùng kết hợp với dấu gạch ngang.
- B. Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một ý nghĩa đặc biệt.
- C. Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu.
- D. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 2: Đại từ là gì?
-
A. Đại từ là từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động.
- C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng.
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Công dụng của dấu ngoặc kép là gì?
- A. Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một ý nghĩa đặc biệt.
- B. Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu.
- C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- D. Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp.
-
E. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 4: Trong bài thơ “Mây và sóng”, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ẩn dụ ấy có thể gợi cho em liên tưởng tới những đối tượng khác nào?
- A. “Mây” và “sóng” mở ra những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí.
- B. “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đầy hấp dẫn.
- C. “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những cám dỗ ở đời.
-
D. “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những con người ưa thích khám phá vùng đất lạ.
Câu 5: Đại từ có mấy loại?
- A. 2 loại
-
B. 3 loại
- C. 4 loại
- D. 5 loại
Câu 6: Em hãy đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng, Chúng ta chơi với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các bạn?”
Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất, và đưa tay lên trời, em sẽ được nhấc bổng lên mây”
(R. Ta-go, Trích Mây và sóng)
Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
- A. Biện pháp tu từ nhân hóa
- B. Biện pháp tu từ nói quá
-
C. Biện pháp tu từ ẩn dụ
- D. Biện pháp tu từ so sánh
Câu 7: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “buổi sớm mai vàng”, “vầng trăng bạc” là:
- A. Mở ra không gian đẹp, tràn ngập ánh sáng rực rỡ như dát vàng gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian.
- B. Mở ra một không gian thiên nhiên, rực rỡ, lấp lánh ánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ.
- C. Mỹ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng: sáng lấp lánh như chiếc đĩa làm bằng bạc.
-
D. Những hình ảnh ẩn dụ đã mở ra một không gian thiên nhiên, rực rỡ, lấp lánh ánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và sự trân trọng mỗi khoảnh khắc quý giá của cuộc sống.
Câu 8: Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu: “Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi và vỗ vào gối mẹ, cười vang” là gì?
- A. Nhấn mạnh hành động hồn nhiên, tràn đầy tình cảm của em bé.
- B. Miêu tả hình ảnh các con sóng lăn xa rồi vỗ vào bờ cát.
-
C. Nhấn mạnh hành động hồn nhiên, tràn đầy tình cảm của em bé. Từ đó, gợi lên hình ảnh em bé hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, thể hiện vẻ đẹp tuyệt vời của tình mẫu tử.
- D. Gợi tả một trò chơi đầy thú vị.
Câu 9: Em hãy ghép các biện pháp tu từ (bên trái) với khái niệm tương ứng (bên phải)
Biện pháp tu từ Khái niệm
1. Ẩn dụ a. là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. So sánh b. là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3. Điệp ngữ c. là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.
-
A. 1 – b, 2 – a, 3 – c
- B. 1 – c, 2 – b, 3 – a
- C. 1 – a, 2 – c, 3 – b
- D. 1 – b, 2 – c, 3 – a
Câu 10: Đâu là dấu câu có tác dụng trích dẫn lời nói trực tiếp trong bài thơ Mây và sóng?
- A. Dấu hỏi chấm
- B. Dấu chấm phẩy
- C. Dấu hai chấm
-
D. Dấu ngoặc kép
Câu 11: Xác định đại từ có trong câu Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
-
A. Mình, ta
- B. Hoa, người
- C. Nhớ
- D. Về
Câu 12: Xác định đại từ trong câu Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ.
- A. Ai
- B. Chúng tôi, ai
-
C. Chúng tôi
- D. Cũng
Câu 13: Chọn dòng nói đúng về chức năng của đại từ để hỏi?
-
A. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
- B. Đại từ để hỏi dùng để miêu tả về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
- C. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; thông báo về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
- D. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; miêu tả hoạt động, tính chất, sự việc.
Câu 14: Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
- A. Anh Nam là con trai của bác tôi
- B. Bác ngồi đó lớn mênh mông.
-
C. Bác được tin rằng / Cháu làm liên lạc.
- D. Người là cha, là Bác, là Anh
Câu 15: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
-
A. ai
- B. mai
- C. trúc
- D. nhớ