[KNTT] Trắc nghiệm văn 6 bài 2: Gõ cửa trái tim (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 2: Gõ cửa trái tim sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là

  • A. Ta-go
  • B. Mai Văn Phấn
  • C. Xuân Quỳnh
  • D. Tạ Duy Anh

Câu 2: Mẹ sinh ra vì trẻ cần điều gì?

  • A. Tình yêu và lời ru
  • B. Chuyện ngày xưa, ngày sau
  • C. Hiểu biết

Câu 3: Bà kể cho trẻ điều gì?

  • A. Tình yêu và lời ru
  • B. Chuyện ngày xưa, ngày sau
  • C. Hiểu biết

Câu 4: Bố cho trẻ điều gì?

  • A. Tình yêu và lời ru
  • B. Chuyện ngày xưa, ngày sau
  • C. Hiểu biết

Câu 5: Các nhân vật xuất hiện trong bài thơ là:

  • A. Trẻ em
  • B. Trẻ em, mẹ và bà
  • C. Trẻ em, mẹ, bà, bố

  • D. Trẻ em, mẹ, bà, bố và thầy giáo

Câu 6: Trong Chuyện cổ tích loài người, ai là người được sinh ra đầu tiên?

  • A. Thầy giáo
  • B. Trẻ con
  • C. Cha
  • D. Mẹ

Câu 7: Trẻ con sinh ra mắt sáng nhưng chưa nhìn thấy, bởi vậy mới sinh ra thứ gì?

  • A. Bóng đèn
  • B. Vì sao
  • C. Mặt trời
  • D. Đèn pin

Câu 8: Công dụng của dấu hai chấm là gì?

  • A. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, lời nói của nhân vật, dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc trước lời đối thoại dùng kết hợp với dấu gạch ngang.
  • B. Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một ý nghĩa đặc biệt.
  • C. Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu.
  • D. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 9: Công dụng của dấu ngoặc kép là gì?

  • A. Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một ý nghĩa đặc biệt.
  • B. Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu.
  • C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
  • D. Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp.
  • E. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 10: Đại từ là gì?

  • A. Đại từ là từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
  • B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động.
  • C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 11; Đại từ có mấy loại?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại
  • C. 4 loại
  • D. 5 loại

 Câu 12: Ý nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

  • A. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
  • B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương tiện so sánh.
  • C. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
  • D. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, sự vật so sánh.

Câu 13: Tác giả của bài thơ Mây và sóng là...

  • A. R. Ta-go
  • B. An-đéc-xen
  • C. Xuân Quỳnh
  • D. Pu-skin

Câu 14: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta-go?

  • A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh
  • B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh
  • C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ
  • D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ

Câu 15: Vế A trong phép so sánh là:

  • A. Sự vật được so sánh
  • B. Sự vật dùng để so sánh
  • C. Phương tiện so sánh
  • D. Không có ý nào đúng cả

Câu 16: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

  • A. Một kiểu
  • B. Hai kiểu
  • C. Ba kiểu
  • D. Bốn kiểu

Câu 17: Trong bài thơ “Mây và sóng”, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ẩn dụ ấy có thể gợi cho em liên tưởng tới những đối tượng khác nào?

  • A. “Mây” và “sóng” mở ra những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí.
  • B. “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đầy hấp dẫn.
  • C. “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những cám dỗ ở đời.
  • D. “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những con người ưa thích khám phá vùng đất lạ.

Câu 18: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “buổi sớm mai vàng”, “vầng trăng bạc” là:

  • A. Mở ra không gian đẹp, tràn ngập ánh sáng rực rỡ như dát vàng à gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian.
  • B. Mở ra một không gian thiên nhiên, rực rỡ, lấp lánh ánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ.
  • C. Mỹ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng: sáng lấp lánh như chiếc đĩa làm bằng bạc.
  • D. Những hình ảnh ẩn dụ đã mở ra một không gian thiên nhiên, rực rỡ, lấp lánh ánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và sự trân trọng mỗi khoảnh khắc quý giá của cuộc sống.

Câu 19: Em hãy đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:

“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,

Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng, Chúng ta chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các bạn?”

Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất, và đưa tay lên trời, em sẽ được nhấc bổng lên mây”

(R. Ta-go, Trích Mây và sóng)

Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Biện pháp tu từ nhân hóa
  • B. Biện pháp tu từ nói quá
  • C. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • D. Biện pháp tu từ so sánh

Câu 20: Đâu là dấu câu có tác dụng trích dẫn lời nói trực tiếp trong bài thơ Mây và sóng?

  • A. Dấu hỏi chấm
  • B. Dấu chấm phẩy
  • C. Dấu hai chấm
  • D. Dấu ngoặc kép

Câu 21:  Xác định đại từ có trong câu Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người. 

  • A. Mình, ta
  • B. Hoa, người
  • C. Nhớ
  • D. Về

Câu 22: Xác định đại từ trong câu Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ.

  • A. Ai
  • B. Chúng tôi, ai
  • C. Chúng tôi
  • D. Cũng

Câu 23: Chọn dòng nói đúng về chức năng của đại từ để hỏi?

  • A. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
  • B. Đại từ để hỏi dùng để miêu tả về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
  • C. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; thông báo về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
  • D. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; miêu tả hoạt động, tính chất, sự việc.

Câu 24: Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?

  • A. Anh Nam là con trai của bác tôi
  • B. Bác ngồi đó lớn mênh mông. 
  • C. Bác được tin rằng / Cháu làm liên lạc.
  • D. Người là cha, là Bác, là Anh

Câu 25: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:

Ai đi đâu đấy hỡi ai,

Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?

  • A. ai
  • B. mai
  • C. trúc
  • D. nhớ

 Câu 26: Em hãy cho biết nghĩa của từ “nhô” trong câu thơ:

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ

  • A. Động từ, đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc phía trước, so với những cái xung quanh (mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời so với núi non, cây cối).
  • B. Tính từ, chỉ việc một vật vượt lên trên, cao hơn các vật khác.
  • C. Tính từ, chỉ đặc điểm cao hơn, mạnh hơn của một sự vật (mặt trời).
  • D. Động từ, chỉ việc vươn lên, vượt trội hơn của sự vật (mặt trời).

 Câu 27: Em hãy đọc đoạn thơ dưới đây và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

Màu xanh bắt đầu cỏ

Màu xanh bắt đầu cây

Cây cao bằng gang tay

Lá cỏ bằng sợi tóc

Cái hoa bằng cái cúc

Màu đỏ làm ra hoa

Chim bấy giờ sinh ra

Cho trẻ nghe tiếng hót

Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

Những làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

(Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, tr. 49 – 50)

 

  • A. Biện pháp tu từ so sánh đã cụ thể hóa hình ảnh của thiên nhiên, tạo vật khiến cho câu thơ thêm sinh động.
  • B. Biện pháp tu từ so sánh đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và âm thanh.
  • C. Biện pháp tu từ so sánh đã cụ thể hóa hình ảnh của thiên nhiên, tạo vật khiến cho mọi vật nhỏ lại, thật dễ thương trong mắt trẻ thơ, vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và âm thanh.
  • D. Biện pháp tu từ so sánh đã khiến mọi vật trở nên sinh động, có hồn.

 Câu 28: Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ nào được dùng theo lối ẩn dụ?

  • A. Mặt trời mọc ở đồng bằng
  • B. Thấy anh như thấy mặt trời

      Chói chang khó ngó, trao lời khó trao

  • C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

      Mặt trời chân lí chói qua tim

D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh

Câu 30: Trong ví dụ sau, tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?

“Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”

  • A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
  • B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
  • C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
  • D. Tất cả đều đúng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ