[KNTT] Trắc nghiệm văn 6 bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ngày hội toàn dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên rèn luyện thân thể được gọi là gì?

  • A. Hội Gióng
  • B. Hội khỏe Phù Đổng
  • C. Hội thao Thánh Gióng
  • D. Hội làng Gióng

Câu 2: Truyền thuyết Thánh Gióng không có sự thật lịch sử nào dưới đây?

  • A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu
  • B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng
  • C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi
  • D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta

Câu 3: Nhân dân đã cố gắng thuyết phục mọi người rằng truyện Thánh Gióng có thật qua những dấu vết nào?

  • A. Tre đằng ngà
  • B. Làng Cháy
  • C. Những ao hồ liên tiếp
  • D. Tất cả ý trên

Câu 4: Chi tiết tưởng tượng kì ảo thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

  • A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
  • B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
  • C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
  • D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Câu 6: Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 7: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

  • A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.
  • B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử
  • C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Chi tiết nào sau đây trong truyện Thánh Gióng không mang yếu tố tưởng tượng kì ảo?

  • A. Vua Hùng cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài ra đánh giặc cứu nước.
  • B. Người mẹ mang thai sau khi ướm chân vào một bàn chân to, sau đó mười hai tháng thì sinh ra Gióng.
  • C. Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không thấy no.
  • D. Sau khi thắng giặc, Thánh Gióng cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cưỡi ngựa phi lên trời.

Câu 9: Câu nào dưới đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng?

  • A. Là nhân vật vừa được xây dựng dựa trên thực tế anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử, vừa từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • B. Là nhân vật hoàn toàn không có thực, do nhân dân tưởng tượng ra.
  • C. Là nhân vật dược xây dựng từ hình ảnh những anh hùng có thật thời xưa.
  • D. Là một cậu bé kì lạ mà chỉ có ở thời xa xưa.

Câu 10: Chọn câu mô tả đúng về chiến công đánh giặc của Thánh Gióng:

  • A. Chú bé vùng dậy vươn vai thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong.
  • B. Tráng sĩ phi ngựa đến thẳng chân núi Trâu.
  • C. Tráng sĩ đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác.
  • D. Tráng sĩ nhổ những bụi tre ven đường quật vào giặc.

Câu 11: Trong câu “Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ” có sử dụng biện pháp...

  • A. Hoán dụ
  • B. Ẩn dụ
  • C. So sánh
  • D. Nhân hóa

Câu 12: Cách giải nghĩa nào của từ “núi” dưới đây là đúng? 

  • A. Chỗ đát nhô cao.
  • B. Ngược với sông.
  • C. Phần đất, đá nổi cao trên mặt đất (thường cao từ 200m trở lên).
  • D. Còn gọi là sơn, non.

 Câu 13: Từ “mặt” trong câu “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Trong câu thơ sau, từ “xuân” nào được dùng với nghĩa chuyển?

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

(Hồ Chí Minh)

  • A. Xuân(1)
  • B. Xuân(2)

Câu 15: Trong bài ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Mồ hôi mà chảy xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”

  • A. So sánh
  • B. Hoán dụ
  • C. Ẩn dụ
  • D. Nhân hóa

Câu 16: Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ nào được dùng theo lối ẩn dụ?

  • A. Mặt trời mọc ở đồng bằng
  • B. Thấy anh như thấy mặt trời
  • Chói chang khó ngó, trao lời khó trao
  • C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/  Mặt trời chân lí chói qua tim
  • D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh

Câu 17: Trong ví dụ sau, tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?

“Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”

  • A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
  • B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
  • C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 18: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

  • A. Cây dừa, sãi tay bơi
  • B. Cỏ gà rung tai
  • C. Kiến hành quân đầy đường
  • D. Bố em đi cày về

Câu 19: Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?

  • A. Áo chàm đưa buổi phân li
  • B. Người cha mái tóc bạc
  • C. Ngày Huế đổ máu
  • D. Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Câu 20: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 21: Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

  • A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
  • B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
  • C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
  • D.Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Câu 22: Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

  • A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
  • B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
  • C.Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
  • D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy

Câu 23: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
  • B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
  • C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
  • D.Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Câu 24: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?

  • A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
  • B.Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
  • C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
  • D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.

Câu 25: Phép ẩn dụ trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 26: Chủ ngữ trong câu nào sau đây là một cụm danh từ?

  • A. Nam là một học sinh giỏi.
  • B. Mai rất chăm làm.
  • C. Tôi đi học sớm hơn mọi ngày.
  • D. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm.

Câu 27: Xác định trong những cụm từ dưới dây đâu là cụm danh từ?

  • A. Đùng đùng nổi giận
  • B. Đòi cướp Mị Nương
  • C. Một biển nước
  • D. Ngập ruộng đồng

Câu 28: Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân chính từ đâu?

  • A. Hùng Vương kén rể
  • B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh
  • C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh
  • D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không

Câu 29: Trong câu “Thạch Sanh không núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật” có bao nhiêu từ đơn?

  • A. Một từ
  • B. Ba từ
  • C. Năm từ
  • D. Sáu từ

Câu 30: Trong câu “Thạch Sanh không núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật” có mấy cụm động từ?

  • A. Một cụm
  • B. Hai cụm
  • C. Ba cụm
  • D. Bốn cụm

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ