Trắc nghiệm văn 6 kết nối tri thức kì II (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 kì 2. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Từ khi có vợ, người anh thay đổi như thế nào?

  • A. Trở nên chăm chỉ hơn
  • B. Trở nên lười biếng
  • C. Tính tình cục cằn
  • D. Trở nên tham lam

Câu 2: Người anh chia cho người em những gì khi ra ở riêng?

  • A. Một gian nhà khang trang ở trước cửa có một cây khế ngọt
  • B. Một mảnh vườn có cây khế ngọt
  • C. Một nửa số ruộng mà hai anh em có
  • D. Một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có một cây khế ngọt

Câu 3: Chim thần đã nói câu “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng” mấy lần với vợ chồng người em?

  • A. Một lần
  • B. Hai lần
  • C. Ba lần
  • D. 4 lần

Câu 4: Chim thần đã nói câu “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng” mấy lần với vợ chồng người anh?

  • A. Một lần
  • B. Hai lần
  • C. Ba lần
  • D. 4 lần

Câu 5: Người em đã đem túi như thế nào để đi đến đảo vàng?

  • A. Túi ba gang
  • B. Đem nhiều túi
  • C. Một cái tay nải lớn
  • D. Một cái túi to gấp ba lần túi ba gangCâu 6. Người em theo chim đi đâu và lấy được gì?
  • A. Người em theo chim đến một cái hang và người em đã lấy được vàng
  • B. Người em theo chim đến một cái hang và người em không lấy được vàng

Câu 6: Khi thấy em trở nên giàu có, người anh đã làm gì?

  • A. Người anh đòi người em cho mình cây khế
  • B. Người anh bí mật giăng bắt chim
  • C. Người anh gạ đổi gia sản lấy túp lều và cây khế
  • D. Người anh chặt cây khế đi

Câu 7: Vì sao người anh rơi xuống biển?

  • A. Người anh lấy quá nhiều vàng, chim đuối sức vì chở quá nặng
  • B. Người anh lấy quá nhiều vàng, phượng hoàng cố tình nghiêng cánh làm rơi người anh

Câu 8: Chim thần hứa gì với vợ chồng người em?

  • A. Chim thần hứa: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!”
  • B. Chim thần hứa chỉ bay đến đậu trên cành
  • C. Chim thần hứa sẽ đem về cho vợ chồng người em một hạt giống quý
  • D. Chim thần không hứa gì với vợ chồng người em

Câu 9: Từ “nghe” trong câu “Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang” có nghĩa là:

  • A. Thu nhận bằng tai những lời chim nói
  • B. Làm đúng theo lời chim
  • C. Chấp nhận điều chim nói
  • D. Tán thành điều chim nói

Câu 10: Qua việc may túi theo lời chim dặn và được chim đưa đi lấy vàng ở đảo xa, người em đã thể hiện...

  • A. là một người dại dột.
  • B. là một người có khao khát giàu sang.
  • C. là một người ham được đi đây đi đó.
  • D. là một người trung thực.

Câu 11: Trong việc chia gia tài, người anh đã tỏ ra như thế nào?

  • A. Thương em
  • B. Công bằng
  • C. Tham lam và ích kỉ
  • D. Độc ác

Câu 12: Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được là kết quả tất yếu của:

  • A. Sự tham lam.
  • B. Thời tiết không thuận lợi.
  • C. Sự trả thù của chim.
  • D. Quãng đường chim phải bay xa xôi quá.

Câu 13: Dòng nào dưới đây đúng với ý nghĩa có thể rút ra từ truyện “Cây khế”:

  • A. Tham một miếng, tiếng cả đời
  • B. Tham một bát bỏ cả mâm
  • C. Tham thì thâm
  • D. Tham vàng bỏ ngãi

Câu 14: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

  • A. Ai chăm chỉ, tốt bụng sẽ gặp được điều tốt lành
  • B. Những kẻ xấu xa, tham lam sẽ tự gây họa cho bản thân
  • C. Kẻ xấu xa, tham lam vẫn sẽ gặp điều tốt lành
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 15: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

  • A. 3 kiểu
  • B. 4 kiểu
  • C. 5 kiểu
  • D. 6 kiểu

Câu 16: Nhân hóa là gì?

  • A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
  • B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  • C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
  • D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

Câu 17: Thế nào là ẩn dụ?

  • A. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng giống nhau
  • B. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm tương đồng với nhau.
  • C. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng thường đi gần với nhau.
  • D. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm khác nhau với nhau.

Câu 18: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

  • A. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)
  • B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • D. Vế A, vế B

Câu 19: Tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa – Mận hỏi thì đào xin thưa – Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

  • A. Làm cho cách nói trở nên tế nhị, sâu sắc chàng trai muốn tỏ tình với cô gái đã mượn cách nói này.
  • B. Làm cho cách nói trở nên hấp dẫn, trau chuốt, thể hiện lời tỏ tình của chàng trai.
  • C. Làm cho cách nói trở nên dễ hiểu, gần gũi với đời sống tâm tình của người bình dân.
  • D. Làm cho cách nói trở nên ý nhị, tinh tế , bộc lộ được tình cảm của chàng trai.

Câu 20: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Hoán dụ
  • C. So sánh
  • D. Nói giảm nói tránh

Câu 21:  So sánh là gì?

  • A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau
  • C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau
  • D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 22: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào” chỉ cái gì?

  • A. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống.
  • B. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.
  • C. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống.
  • D. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 23: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Ao nước lã” chỉ cái gì?

  • A. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống.
  • B. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.
  • C. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống.
  • D. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 24: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 25: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 26: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai – Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 27: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 28: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Mấy hôm nay cụ nhà cháu khó ở”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 29: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Giận bầm gan tím ruột”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 30: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ