Câu 1: Ai là người đã nói cho vú già biết Sơn và Lan đã cho Hiên cái áo bông?
- A. Hiên
- B. Thằng Cúc, thằng Xuân
-
C. Con Sinh
- D. Con Tý, con Túc
Câu 2: Mẹ của Hiên làm nghề gì?
- A. Bán cháo
- B. Bán hàng ngoài chợ
- C. Vú em
-
D. Mò cua bắt ốc
Câu 3: Ai là tác giả của văn bản Gió lạnh đầu mùa?
-
A. Thạch Lam
- B. Nguyễn Nhật Ánh
- C. Thái Bá Dũng
- D. Ô Hen-ri
Câu 4: Khi chị Lan chạy về nhà lấy áo, Sơn có tâm trạng ra sao?
- A. Sơn háo hức chờ đợi
-
B. Trong lòng Sơn tự nhiên thấy ấm áp, vui vui
- C. Sơn thấy tự hào vì mình đã làm được một việc tốt
- D. Chị Lan về lấy áo, Sơn lại thấy hơi lo vì chưa xin phép mẹ
Câu 5: Từ bịu xịu trong văn bản Gió lạnh đầu mùa có nghĩa là gì?
- A. Từ gợi tả dáng điệu của người tỏ ra hài lòng trong bộ quần áo đẹp
- B. Vẻ mặt làm nũng, đáng yêu
-
C. Từ gợi tả vẻ mặt trông như sệ xuống, nặng ra lúc hờn dỗi hay lúc có gì đó thất vọng, buồn
- D. Tỏ thái độ ôn hòa sau khi có thái độ gay gắt
Câu 6: Sắp xếp để được nội dung đúng từng phần của văn bản Gió lạnh đầu mùa.
Phần 1 a. Tâm trạng của chị em Sơn sau khi cho áo và kết thúc
Phần 2 b. Chuyện chị em Sơn ra chợ chơi với đám trẻ con nghèo và lấy áo bông cũ cho Hiên
Phần 3 c. Khung cảnh gia đình Sơn trong một buổi sớm mùa đông đến sớm.
-
A. 1 – c, 2 – b, 3 – a.
- B. 1 – c, 2 – a, 3 – b.
- C. 1 – b, 2 – c, 3 – a.
- D. 1 – a, 2 – b, 3 – c.
Câu 7: Khi ý nghĩ cho áo bỗng thoáng qua trong trí, Sơn đã làm gì?
- A. Lập tức về nhà lấy áo cho Hiên
- B. Lưỡng lự suy nghĩ thật kĩ rồi về lấy áo
- C. Bảo chị Lan về nhà lấy áo
-
D. Rủ chị Lan về lấy áo cho Hiên
Câu 8: Việc Sơn đi đòi lại áo từ Hiên có phải là biểu hiện của sự vô tâm không?
- A. Có. Vì Sơn đã đòi lại niềm hạnh phúc của Hiên.
- B. Có. Vì Sơn đã thay đổi quyết định, đùa cợt Hiên.
-
C. Không. Vì đây là tâm lí thường tình của trẻ con.
- D. Không. Vì áo của Sơn, Sơn có quyền đòi lại.
Câu 9: Văn bản Gió lạnh đầu mùa thuộc thể loại nào?
-
A. Truyện ngắn
- B. Truyện vừa
- C. Truyện dài
- D. Tiểu thuyết
Câu 10: Một truyện ngắn hay thường đặt chúng ta trước những băn khoăn, những chờ đợi để không muốn ngừng việc đọc. Từ vị trí người đọc, theo dõi các sự việc và tâm trạng nhân vật, em thấy Gió lạnh đầu mùa đã lần lượt đặt mình trước những chờ đợi như thế nào?
(1) Không đòi được áo, chị em Sơn sẽ thế nào? Có bị mẹ mắng không?
(2) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước.
(3) Sau khi mẹ Hiên trả áo và về, mẹ sẽ làm gì với hai chị em Sơn?
(4) Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị.
(5) Khi biết Sinh sẽ mách mẹ, hai chị em đi tìm Hiên đòi áo liệu có đòi được không?
(6) Chị em Sơn sẽ chơi với đám trẻ nghèo như thế nào? Họ sẽ làm gì khi thấy Hiên bị rét?
-
A. (1) - (3) - (5) - (6)
- B. (2) - (3) - (5) - (6)
- C. A. (1) - (3) - (4) - (5)
- D. A. (2) - (1) - (5) - (6)
Câu 11: Tại sao Sơn lại nghĩ đến việc đem chiếc áo bông của em Duyên cho Hiên?
- A. Hiên và Duyên là bạn chơi với nhau
- B. Hiên trạc tuổi Duyên nên chắc sẽ mặc vừa áo Duyên
- C. Vì Duyên đã mất không cần dùng áo nữa
-
D. Vì Hiên mặc áo rách, bị rét, Sơn rất thương
Câu 12: Cảm nhận của em về Sơn sau khi đọc xong tác phẩm này?
- A. Sơn sống trong gia đình có điều kiện nên rất hào phóng
-
B. Sơn là một câu bé có tâm hồn đa cảm và giàu lòng trắc ẩn
- C. Sơn là một cậu bé con nhà giàu nhưng không kênh kiệu
- D. Sơn đem cho cái áo cũ để mẹ không còn nhớ đến em Duyên nữa
Câu 13: Cách kết thúc truyện của Thạch Lam là…
-
A. Là một kết thúc bất ngờ mà trọn vẹn
- B. Là một kết thúc mở, khiến người đọc phải suy đoán nhiều
- C. Là một kết thúc trọn vẹn, hoàn hảo
- D. Là một kết thúc đột ngột khi sự việc chưa được giải quyết
Câu 14: Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?
- A. Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan
- B. Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên
- C. Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới
-
D. Đi ăn tiệc chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm
Câu 15: Đọc phần cuối truyện (từ “Hai chị em lo lắng dắt tay nhau lẻn về nhà”) em suy nghĩ thế nào về các bà mẹ (mẹ của Hiên, mẹ của Lan, Sơn)?
1. Vừa đi làm về thấy con có áo mới liền mang sang trả.
2. Không trách mắng hai con đã tự ý mang chiếc áo kỉ niệm đem cho.
3. Nghèo khổ nhưng không tham lam.
4. Trách mắng con âu yếm, vẫn thể hiện sự bao dung và lòng nhân hậu.
5. Sẵn lòng cho mẹ Hiên mượn tiền để mua áo ấm cho con.
6. Biết Sơn tốt bụng nên đỡ lời cho cậu không bị mẹ mắng.
- A. Mẹ Hiên: 1-2-3 & Mẹ Sơn và Lan: 4-5-6
- B. Mẹ Hiên: 2-4-6 & Mẹ Sơn và Lan 1-3-5
-
C. Mẹ Hiên 1-3-6 & Mẹ Sơn và Lan 2-4-5
- D. Mẹ Hiên 3-5-6 & Mẹ Sơn và Lan 1-2-4
Câu 16: Ca dao là gì?
-
A. Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
- B. Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa.
- C. Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh.
- D. Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội.
Câu 17: Thọ Xương là gì?
- A. Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
- B. Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa.
- C. Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh.
-
D. Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội.
Câu 18: Lục bát biến thể là gì?
-
A. Là thể thơ không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường, có sự biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, phối thanh, cách ngắt nhịp,…
- B. Là thể thơ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm luật,…
- C. Là thể thơ có hai câu bảy chữ và hai câu lục bát thông thường
- D. Cả A và C đều đúng
Câu 19: Trấn Võ là gì?
- A. Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
-
B. Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa.
- C. Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh.
- D. Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội.
Câu 20: Nghệ thuật nổi bật nhất trong bài ca dao số 3 là gì?
- A. Ẩn dụ
- B. So sánh
-
C. Điệp từ, cấu trúc
- D. Hoán dụ
Câu 21: Nghĩa từ canh gà trong bài ca dao số 1 là gì?
-
A. Chỉ tiếng gà gáy báo canh
- B. Chỉ ban đêm
- C. Chỉ đặc sản bát canh gà
- D. Chỉ một hành động trông coi
Câu 22: Bài ca dao thứ hai nói đến thiên nhiên vùng đất nào?
-
A. Lạng Sơn
- B. Huế
- C. Ninh Bình
- D. Thăng Long
Câu 23: Em hãy ghép các địa danh ở cột B với các từ tương ứng ở cột A
A B
1. Canh gà a. Yên Thái
2. Nhịp chày b. Thọ Xương
3. Mặt gương c. Trấn Vũ
4. Chuông d. Tây Hồ
-
A.1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c
- B.1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – d
- C.1 – a, 2 – c, 3 – d, 4 – b
- D.1 – d, 2 – b, 3 – c, 4 – a
Câu 24: Dòng nào dưới đây chỉ chứa từ láy?
- A. La đà, mịt mù, trăng chênh
- B. La đà, mịt mù, nước non
-
C. La đà, mịt mù, lờ đờ
- D. La đà, mịt mù, chùa chiền
Câu 25: Em hãy cho biết bài ca dao dưới đây viết về vùng đất nào?
Đò từ Đông Ba đò qua Đập Đá
Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.
- A. Xứ Lạng (Lạng Sơn)
- B. Xứ Thanh (Thanh Hóa)
-
C. Xứ Huế
- D. Xứ Quảng (Quảng Nam, Quảng Ngãi)
Câu 26: Đâu là biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu ca dao:
“Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Bái, mặt gương Tây Hồ”?
-
A. Ẩn dụ
- B. Điệp ngữ
- C. So sánh
- D. Hoán dụ
Câu 27: Câu ca dao nào dưới đây cũng nói về quê hương, đất nước?
- A. Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
- B. Núi cao chi lắm núi ơi/ Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
- C. Còn trời còn nước còn non/ Còn cô bán rượu anh còn say sưa
-
D. Nhà Bè nước chảy phân hai,/ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Câu 28: Câu ca dao nào dưới đây không nói về quê hương, đất nước?
-
A. Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
- B. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ/ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn/ Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn/ Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
- C. Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
- D. Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về
Câu 29: Câu ca dao nào dưới đây không nói về quê hương, đất nước?
- A. Ai ơi về miệt Tháp Mười/ Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
- B. Làng tôi có lũy tre xanh/ Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng/ Bên bờ vải nhãn hai hàng/ Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng
- C. Thanh Trì có bánh cuốn ngon/ Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng/ Thanh Trì cảnh đẹp người đông/ Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh
-
D. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm
Câu 30: Dòng nào nói đúng khái niệm về từ đồng âm?
- A. Những từ có nghĩa trái ngược nhau.
-
B. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- C. Những từ giống nhau về âm thanh.
- D. Những từ giống nhau về ý nghĩa.