Câu 1: Nhận xét về giá trị nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm.
- A. Nghệ thuật tương phản giữa quá khứ và hiện tại.
-
B. Nghệ thuật tương phản giữa mộng tưởng và thực tại.
- C. Nghệ thuật tương phản giữa hoàn cảnh và số phận.
- D. Nghệ thuật tương phản giữa hình dáng và tính cách.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng câu chuyện kết thúc bằng cái chết của em bé bán diêm nhưng lại mang đậm màu sắc cổ tích. Màu sắc cổ tích ở cuối truyện là:
- A. Hoàn cảnh cực khổ của cô bé bán diêm.
-
B. Niềm hạnh phúc của cô bé khi được trở về trong vòng tay yêu thương của người bà, trong những mộng tưởng vẫn hiển hiện trên nụ cười của em ngay cả khi đã từ giã cõi đời.
- C. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng hiện ra trước mắt cô bé.
- D. Bối cảnh đêm giao thừa.
Câu 3: Chọn các đáp án em cho là đúng:
Thông qua việc kể câu chuyện về cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã gửi đến cho người đọc thông điệp gì?
-
A. Thông điệp về sự thờ ơ, ghẻ lạnh của người đời.
-
B. Thông điệp về giấc mơ hạnh phúc của tuổi thơ.
- C. Thông điệp về tình yêu đất nước và con người.
- D. Thông điệp về ước mơ công lí và bình đẳng.
-
E. Thông điệp về tình yêu thương, sự sẻ chia đối với những con người bất hạnh.
Câu 4: Qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) , em thấy điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng?
- A. Lần đầu tiên, em mơ thấy lò sưởi
- B. Lần thứ hai, em mơ thấy bàn ăn
- C. Lần thứ ba, em mơ thấy cây thông
-
D. Lần thứ tư và năm, em mơ thấy người bà và hai bà cháu bay đi
Câu 5: Giá trị nhân đạo của văn bản Cô bé bán diêm là:
- A. Phơi bày xã hội thiếu công bằng, chênh lệnh giàu nghèo quá lớn
- B. Phơi bày một hiện thực cay đắng về cái chết thương tâm cũng sự hành hạ phũ phàng của người lớn với trẻ em
-
C. Niềm cảm thương chân thành trước số phận của cô bé bán diêm
- D. Phê phán sự bất công trong xã hội cũng như thái độ thờ ơ, tàn nhẫn của người đời
Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?
- A. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu
- B. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu
-
C. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch
- D. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì
Câu 7: Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?
- A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.
- B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
- C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Từ nào dưới đây không phải là tính từ?
- A. Tươi tốt
-
B. Làm việc
- C. Cần mẫn
- D. Dũng cảm
Câu 9: Cụm tính từ nào có đầy đủ cấu trúc ba thành phần?
- A. Xinh đẹp bội phần.
-
B. Còn đẹp lắm.
- C. Vẫn duyên dáng.
- D. Rất chăm chỉ.
Câu 10: Tổ hợp từ nào là cụm tính từ?
- A. Quả hồng xiêm ngọt lịm.
- B. Bỏ học về nhà chơi.
-
C. Rất chuyên cần.
- D. Đang ngồi dệt cửi.
Câu 11: Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
Có mấy tính từ trong đoạn trích trên?
- A. 4
-
B. 5
- C. 6
- D. 7
Câu 12: Tìm cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần?
- A. Vẫn còn khỏe mạnh lắm
-
B. Rất chăm chỉ làm việc
- C. Còn trẻ khỏe
- D. Đang vui như hội
Câu 13: Đọc câu văn: "Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng." Phần phụ sau của cụm tính từ trong câu trên biểu thị ý nghĩa gì?
- A. Biểu thị sự so sánh.
- B. Biểu thị nguyên nhân của đặc điểm, tính chất được nói tới.
- C. Biểu thị phạm vi của sự vật.
-
D. Biểu thị vị trí của sự vật.
Câu 14: Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ
-
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 15: Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?
- A. Còn đang
-
B. Nô đùa
- C. Trên
- D. Bãi biển
Câu 16: Nhận xét không đúng về “định”, “toan”, “đánh” là?
- A. Trả lời câu hỏi: làm sao?
- B. Trả lời câu hỏi: thế nào?
-
C. Đòi hỏi phải có động từ khác kèm phía sau
- D. Không cần kèm phía sau
Câu 17: Đọc câu văn: "Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ." Trong các câu văn trên có mấy lần sử dụng động từ?
- A. Năm.
- B. Sáu.
-
C. Bẩy.
- D. Tám
Câu 18: Nhóm động từ nào cần động từ khác đi kèm phía sau?
-
A. Định, toan, dám, đừng
- B. Buồn, đau, ghét, nhớ
- C. Chạy, đi, cười, đọc
- D. Thêu, may, khâu, đan
Câu 19: Câu nào không chứa động từ?
- A. Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.
- B. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc ấy mà bà mới sống qua được.
-
C. Đôi càng tôi mẫm bóng.
- D. Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi.
Câu 20: Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?
- A. 2
-
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 21: Tìm cụm danh từ, cụm nào đủ cấu trúc ba phần
-
A. Một em học sinh lớp 6
- B. Tất cả lớp
- C. Con trâu
- D. Cô gái mắt biếc
Câu 22: Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- A. Hai
- B. Ba
-
C. Bốn
- D. Năm
Câu 23: Cụm danh từ gồm mấy phần
- A. 2 phần
-
B. 3 phần
- C. 4 phần
- D. 5 phần
Câu 24: Cụm từ nào không phải là cụm danh từ?
- A. Cây bút thần.
- B. Truyện Thánh Gióng.
- C. Tre ngà bên lăng Bác.
-
D. Đeo nhạc cho mèo.
Câu 26: Trong các cụm danh từ sau, cụm danh từ nào chỉ có thành phần trung tâm và phụ sau
- A. Các bạn học sinh
- B. Hoa hồng
-
C. Chàng trai khôi ngô
- D. Chiếc thuyền buồm khổng lồ màu đỏ
Câu 27: Tại sao Sơn lại nghĩ đến việc đem chiếc áo bông của em Duyên cho Hiên?
- A. Hiên và Duyên là bạn chơi với nhau
- B. Hiên trạc tuổi Duyên nên chắc sẽ mặc vừa áo Duyên
- C. Vì Duyên đã mất không cần dùng áo nữa
-
D. Vì Hiên mặc áo rách, bị rét, Sơn rất thương
Câu 28: Cảm nhận của em về Sơn sau khi đọc xong tác phẩm này?
- A. Sơn sống trong gia đình có điều kiện nên rất hào phóng
-
B. Sơn là một câu bé có tâm hồn đa cảm và giàu lòng trắc ẩn
- C. Sơn là một cậu bé con nhà giàu nhưng không kênh kiệu
- D. Sơn đem cho cái áo cũ để mẹ không còn nhớ đến em Duyên nữa
Câu 29: Cách kết thúc truyện của Thạch Lam là…
-
A. Là một kết thúc bất ngờ mà trọn vẹn
- B. Là một kết thúc mở, khiến người đọc phải suy đoán nhiều
- C. Là một kết thúc trọn vẹn, hoàn hảo
- D. Là một kết thúc đột ngột khi sự việc chưa được giải quyết
Câu 30: Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?
- A. Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan
- B. Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên
- C. Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới
-
D. Đi ăn tiệc chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm