Câu 1: Chức năng của đoạn văn trong văn bản là gì?
- A. Mở đầu văn bản
- B. Trình bày một khía cạnh nào đó của nội dung chính
- C. Kết thúc văn bản hoặc mở rộng, liên kết vấn đề
-
D. Có thể mở đầu văn bản, trình bày một khía cạnh nào đó của nội dung chính, kết thúc văn bản hoặc mở rộng, liên kết vấn đề.
Câu 2: Thế nào là đoạn văn?
- A. Là đơn vị nhỏ nhất tạo nên câu và văn bản
-
B. Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản
- C. Là đơn vị cần thiết nhất để tạo nên câu chuyện
- D. Cả B và C đúng
Câu 3: Văn bản là gì?
- A. Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức
- B. Văn bản là một đơn vị giao tiếp, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói
- C. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc,…
-
D. Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói, được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc…
Câu 4: Đâu là các bộ phận cấu tạo của văn bản thông tin?
- A. Nhan đề, sa-pô, các đoạn văn
- B. Nhan đề, sa-pô, đề mục, các đoạn văn
- C. Nhan đề, đề mục, các đoạn văn
-
D. Nhan đề, sa-pô, đề mục, các đoạn văn, tranh minh họa
Câu 5: Có thể căn cứ vào yếu tố nào để phân loại văn bản?
- A. Dựa vào sự có mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ
- B. Dựa vào những nhu cầu giao tiếp
- C. Dựa vào chức năng chính của văn bản
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 6: Từ như thế nào thì có thể coi là từ ngữ chủ đề của đoạn văn?
-
A. Thường được dùng để làm đề mục hoặc được lặp đi lặp lại nhiều lần
- B. Được đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn
- C. Cả A, B đều đúng
- D. Cả A, B đều sai
Câu 7: Văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? thuộc loại văn bản nào?
- A. Văn bản nghị luận
-
B. Văn bản thông tin
- C. Văn bản tự sự
- D. Văn bản miêu tả
Câu 8: Đâu là hình thức đúng của một đoạn văn?
- A. Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- B. Do nhiều câu văn tạo thành
- C. Có từ ngữ và có câu thể hiện chủ đề
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống thuộc loại văn bản nào?
- A. Văn bản nghị luận
-
B. Văn bản thông tin
- C. Văn bản tự sự
- D. Văn bản miêu tả
Câu 10: Theo em, các đoạn văn trong một bài văn nên được triển khai theo cách nào?
- A. Diễn dịch
- B. Quy nạp
- C. Song hành
- D. Bổ sung
- E. Liệt kê
-
F. Phối hợp các cách trên
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Và rồi cuối cùng thì vào năm 1995 chúng ta cũng tìm ra 51 Pegasi b, hành tinh đầu tiên được phát hiện xoay quanh một ngôi sao tương tự như Mặt Trời. Và nó cũng mang lại không ít ngạc nhiên. Cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Phi Mã (Pegasus), nó có khối lượng bằng một nửa Sao Mộc nhưng lại ở trên một quỹ đạo cực kỳ gần với ngoi sao chủ: Nó chỉ mất 4,2 ngày để xoay hết một vòng. Làm thế nào mà nó bị đẩy vào gần tới như vậy? Nếu so sánh thì ở hệ Mặt Trời của chúng ta, chỉ có những hành tinh đá nhỏ như Sao Kim, Sao Thủy, Trái Đất và Sao Hỏa mới nằm gần Mặt Trời. Hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc và Sao Thổ có quỹ đạo xa hơn rất nhiều, còn những vật thể băng giá cỡ vừa như Sao Thiên Vương và Hải Vương thì nằm ở khu vực hoang vu hẻo lánh ở ngoài cùng. Liệu có phải ở các hệ sao khác thì các hành tinh lại không nằm yên một chỗ?”
(Ben Miller, Trái Đất này là của chúng mình, NXB Thế giới, 2017, tr.83)
Câu 11: Thông tin nào sau đây về hành tinh 51 Pegasi b không chính xác?
- A. Xoay hết một vòng quanh ngôi sao chủ hết 4,2 ngày
- B. Nằm trong chòm sao Pegasus, cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng
-
C. Là hành tinh đầu tiên được phát hiện xoay quanh Mặt Trời
- D. Có khối lượng bằng một nửa Sao Mộc
Câu 12: Ý nào sau đây không được nói đến trong đoạn trích?
- A. Sao Kim, Sao Thủy, Trái Đất, Sao Hỏa là những hành tinh đá nhỏ
- B. Sao Mộc, Sao Thổ là những hành tinh khí khổng lồ
-
C. 51 Pegasi b là hành tinh tương tự như Trái Đất
- D. Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương cách xa Mặt Trời hơn Sao Kim, Sao Thủy
Câu 13: Hành tinh 51 Pegasi b khiến người ta ngạc nhiên khi phát hiện ra bởi điều gì?
- A. Hành tinh đầu tiên được phát hiện xoay quanh một ngôi sao
- B. Xoay hết một vòng quanh ngôi sao chủ chỉ mất 4,2 ngày
-
C. Có khối lượng lớn nhưng lại ở trên một quỹ đạo cực kì gần với ngôi sao chủ
- D. Là hành tinh có sự sống ngoài Trái Đất
Câu 14: Đoạn trích trên thuộc loại văn bản nào?
- A. Văn bản nghị luận
-
B. Văn bản thông tin
- C. Văn bản tự sự
- D. Văn bản biểu cảm
Câu 15: Đoạn trích trên được trình bày theo quy tắc nào?
- A. quy nạp
- B. diễn dịch
-
C. song hành
- D. tổng – phân – hợp