Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có (…) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- A. quan hệ tương cận
- B. điêm gần gũi
-
C. nét tương đồng
- D. sự giống nhau y hệt
Câu 2: Dấu ngoặc kép không có tác dụng nào?
- A. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san,… (xuất bản phẩm) được dẫn.
-
B. Đánh dấu lời dẫn gián tiếp
- C. Đánh dấu các từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
- D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau :
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có (…) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- A. quan hệ tương đồng
-
B. quan hệ gần gũi
- C. nét giống nhau
- D. sự liên quan
Câu 4: Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn sau:
Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”
- A. Dùng để đánh dấu lời giải thích của người viết.
-
B. Dùng để đánh dấu tên lễ hội, nhấn mạnh sự đặc biệt.
- C. Dùng để đánh dấu từ ngữ mới, lạ.
- D. Dùng để đánh dấu tên lễ hội.
Câu 5: Nhân hóa là gì?
-
A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
- B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
- C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
- D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.
Câu 6: Điền từ vào (…) để hoàn thiện câu văn dưới đây.
“Bạn sẽ thấy những (…) còn hiện hữu trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô,… nơi vách đá”
- A. bãi biển nương dâu
-
B. thương hải tang điền
- C. dấu tích ngàn năm
Câu 7: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn?
-
A. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố kể về cuộc đời tối đen như mực của chị Dậu.
- B. Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
- C. Cái gọi là "khai sáng" của thực dân Pháp trên đất Đông Dương thực ra là sự đô hộ tàn nhẫn.
- D. Chẳng biết đến bao giờ, tôi mới được đến cái nơi gọi là "văn minh" ấy nữa.
Câu 8: Chọn đáp án đúng.
Lí do dùng dấu ngoặc kép trong câu văn: “Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách” là:
- A. Dấu ngoặc kép dùng để thể hiện cho người đọc thấy cuộc sống tự do của loài én.
- B. Dùng ngoặc kép dùng để tạo sự chú ý của người đọc.
-
C. Từ “cuộc đời” ở đây được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Dấu ngoặc dùng để nhấn mạnh sự đặc biệt.
- D. Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh cuộc sống của loài én.
Câu 9: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi...
- A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
-
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Câu 10: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa.
- A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
-
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Câu 11: “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả?
- A. Hoạt động
- B. Hình dáng
- C. Tính chất
-
D. Tính cách
Câu 12: Hình ảnh nào sau đây không phải, hình ảnh nhân hóa?
- A. Trâu ơi, ta bảo trâu này
- Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
- B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.
- C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
-
D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.
Câu 13: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm hối rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là : “Chú này rất giống con của bố”.
-
A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Câu 14: Trong câu “Bão bùng thân bọc lấy thân / Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” là câu nhân hóa tả điêu gì?
- A. Hình dáng
- B. Tính chất
-
C. Hoạt động
- D. Trạng thái