Câu 1: Nhân vật Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng theo tương truyền xuất hiện vào đời Hùng Vương thứ mấy?
-
A. Đời Hùng Vương thứ sáu
- B. Đời Hùng Vương thứ tám
- C. Đời Hùng Vương thứ mười sáu
- D. Đời Hùng Vương thứ mười tám
Câu 2: Trong truyện Thánh Gióng, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?
- A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc.
- B. Dùng tay không.
-
C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc.
- D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc.
Câu 3: Trong truyện Thánh Gióng, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào?
- A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu.
- B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời.
- C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã.
-
D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân.
Câu 4: Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?
- A. Đức Thánh Tản Viên
- B. Lưỡng quốc Trạng nguyên
- C. Bố Cái Đại Vương
-
D. Phù Đổng Thiên Vương
Câu 5: Trong truyện Thánh Gióng, cha mẹ Thánh Gióng là người thế nào?
- A. Là hai vợ chồng lớn tuổi, phúc đức, giàu có nhưng không có con trai.
-
B. Là hai vợ chồng lớn tuổi, hiếm muộn con nhưng chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức.
- C. Là người hiếm muộn nhưng rất độc ác.
- D. Là người phúc đức, nhân hậu và có nhiều con.
Câu 6: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào?
- A. Cổ tích
- B. Thần thoại
-
C. Truyền thuyết
- D. Ngụ ngôn
Câu 7: Sự ra đời của Thánh Gióng có đặc điểm gì khác thường?
- A. Bà mẹ ướm chân vào vết chân to
- B. Ba năm không biết nói, biết cười
- C. Thụ thai 12 tháng
-
D. Tất cả ý trên
Câu 8: Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé có sự thay đổi lớn lao như thế nào?
- A. Biết nói
- B. Ra trận đánh giặc
-
C. Lớn nhanh như thổi
- D. Ăn mấy không no
Câu 9: Hoàn thành câu sau: Bà con vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì...
- A. Mong chú chóng lớn
- B. Thương bố mẹ chú nghèo
- C. Mong chú biết nói
-
D. Ai cũng mong chú giết giặc cứu nước
Câu 10: Ngày hội toàn dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên rèn luyện thân thể được gọi là gì?
- A. Hội Gióng
-
B. Hội khỏe Phù Đổng
- C. Hội thao Thánh Gióng
- D. Hội làng Gióng
Câu 11: Truyền thuyết Thánh Gióng không có sự thật lịch sử nào dưới đây?
- A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu
- B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng
-
C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi
- D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta
Câu 12: Nhân dân đã cố gắng thuyết phục mọi người rằng truyện Thánh Gióng có thật qua những dấu vết nào?
- A. Tre đằng ngà
- B. Làng Cháy
- C. Những ao hồ liên tiếp
-
D. Tất cả ý trên
Câu 13: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?
- A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
- B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
- C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
-
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước
Câu 14: Câu nào dưới đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng?
-
A. Là nhân vật vừa được xây dựng dựa trên thực tế anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử, vừa từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- B. Là nhân vật hoàn toàn không có thực, do nhân dân tưởng tượng ra.
- C. Là nhân vật dược xây dựng từ hình ảnh những anh hùng có thật thời xưa.
- D. Là một cậu bé kì lạ mà chỉ có ở thời xa xưa.
Câu 15: Chọn câu mô tả đúng về chiến công đánh giặc của Thánh Gióng:
- A. Chú bé vùng dậy vươn vai thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong.
- B. Tráng sĩ phi ngựa đến thẳng chân núi Trâu.
-
C. Tráng sĩ đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác.
- D. Tráng sĩ nhổ những bụi tre ven đường quật vào giặc.
Câu 16: Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?
- A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
- B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
- C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
-
D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử
Câu 17: Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?
- A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
- B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
-
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
- D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
Câu 18: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?
- A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
- B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
- C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
-
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
Câu 19: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?
- A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
-
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
- C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
- D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.
Câu 20: Hành động Thánh Gióng cởi bỏ giáp sắt lại, rồi cả người cả ngựa bay về trời thể hiện điều gì?
- A. Không màng danh lợi
- B. Hi sinh đẹp đẽ
- C. Về cõi bất tử
-
D. Hoàn thành nhiệm vụ
Câu 21: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ:
- A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
- B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
- C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
-
D. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động…) mà từ biểu thị.
Câu 22: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?
- A. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc phức tạp hơn DT.
- B. Cụm DT là tôr hợp DT có mô hình cấu trúc gồm hai phần: Phần trước, phần trung tâm.
- C. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc gồm hai phần: phần trung tâm, phần sau.
-
D. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau.
Câu 23: Thế nào là danh từ?
- A. Là những từ chỉ hành động, trạng thái, sự vật.
- B. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của hành động, trạng thái.
-
C. Là những từ chỉ người, vật, khái niệm…
Câu 24: Tính từ là gì?
- A. Là những từ chỉ trạng thái, hành động của sự vật.
- B. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
-
C. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- D. Là những từ đi kèm với danh từ để chỉ về số lượng.
Câu 25: Ý nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
- A. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
- B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương tiện so sánh.
-
C. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
- D. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, sự vật so sánh.
Câu 26: Vế A trong phép so sánh là:
-
A. Sự vật được so sánh
- B. Sự vật dùng để so sánh
- C. Phương tiện so sánh
- D. Không có ý nào đúng cả
Câu 27: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
-
A. Một kiểu
- B. Hai kiểu
- C. Ba kiểu
- D. Bốn kiểu
Câu 28: Câu “Hai vợ chồng mừng lắm” có:
-
A. Một cụm danh từ, một cụm tính từ
- B. Một cụm tính từ, một cụm động từ
- C. Một cụm danh từ, một cụm động từ
Câu 29: Vị ngữ trong câu “Ngoài sân trường, học sinh đang trồng cây xanh” có cấu tạo là:
- A. Động từ
-
B. Cụm động từ
- C. Cụm danh từ
- D. Cụm tính từ
Câu 30: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
- A. Cây dừa sải tay bơi.
- B. Cỏ già rung tai.
- C. Kiến hành quân đầy đường.
-
D. Bố em đi cày về.