Câu 1: Theo miêu tả của tác giả, cảnh mặt trời mọc được ví với…
- A. một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự vạn thọ
-
B. lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn
- C. cái đĩa bạc từ từ tiến ra
- D. một vài con sào
Câu 2: Văn bản Cô Tô được viết theo thể loại nào?
-
A. Kí
- B. Tiểu thuyết
- C. Truyện ngắn
- D. Tản văn
Câu 3: Nguyễn Tuân sáng tác bài kí Cô Tô trong hoàn cảnh nào?
- A. Cô Tô được in trong tập Kí, xuất bản lần đầu năm 1976.
-
B. Cô Tô được viết nhân một chuyến ra thăm đảo của nhà văn. Bài kí được in trong tập Kí, xuất bản lần đầu năm 1976.
- C. Cô Tô được viết nhân một chuyến ra thăm đảo của nhà văn Nguyễn Tuân.
- D. Bài kí được in trong tập Kí, xuất bản lần đầu năm 1977.
Câu 4: Văn bản Cô Tô viết về quần đảo thuộc tỉnh nào?
- A. Nghệ An
- B. Bà Rịa – Vũng Tàu
-
C. Quảng Ninh
- D. Khánh Hoà
Câu 5: Ngày thứ năm trên đảo của tác giả là một ngày như thế nào?
- A. Một ngày mưa tầm tã.
- B. Một ngày nắng ấm chan hòa.
-
C. Một ngày trong trẻo, sáng sủa.
- D. Một ngày sôi động, thật nhiều ý nghĩa.
Câu 6: Dưới ngòi bút miêu tả của tác giả, cảnh Cô Tô hiện ra như thế nào?
- A. Trong trẻo, sáng sủa.
- B. Cây thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đậm đà.
- C. Cát vàng giòn hơn. Cá nặng lưới.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Nhà văn Nguyễn Tuân chuyên viết về thể loại nào?
- A. Truyện ngắn
-
B. Tùy bút và kí
- C. Kí sự
- D. Tiểu thuyết
Câu 8: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của thể kí?
- A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- B. Là thể thơ tự do, nhịp nhanh, với những câu ngắn.
-
C. Là những ghi chép trung thực của nhà văn về những điều mắt thấy, tai nghe.
- D. Là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán thời kỳ trung đại.
Câu 9: Trong văn bản, tác giả miêu tả quang cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão như thế nào?
- A. Hoàn toàn yên lắng, những con thuyền đã tìm nơi trú ẩn an toàn.
-
B. Bầu trời trong sáng, cây cối thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà, cát vàng dòn hơn nữa.
- C. Bầu trời vẫn xám xịt, từng đám mây đen lần lượt kéo đến.
- D. Từng đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi, quang cảnh lại trở về như lúc chưa có dông bão.
Câu 10: Bài kí Cô Tô được viết trong hoàn cảnh nào?
- A. Khi tác giả được xem bộ phim giới thiệu về vùng đảo Cô Tô trên truyền hình.
-
B. Khi tác giả đi thực tế ra đảo Cô Tô, được tận mắt chứng kiến cảnh thiên nhiên và hoạt động lao động của con người ở đây.
- C. Khi tác giả nghe một người bạn kể về đảo Cô Tô sau chuyến đi thực tế của người đó.
- D. Khi tác giả có một thời gian sống và làm việc tại đảo Cô Tô.
Câu 11: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô qua ngòi bút của tác giả hiện ra như thế nào?
- A. Hoang sơ và thanh vắng
-
B. Trong sáng và tươi đẹp
- C. Nên thơ và gần gũi
- D. Trù phú và đông đúc
Câu 12: Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế nào?
- A. Duyên dáng và mềm mại
-
B. Rực rỡ và tráng lệ
- C. Dịu dàng và bình lặng
- D. Hùng vĩ và lẫm liệt
Câu 13: Đoạn văn từ Mặt trời lại rọi lên ngày đến Hải âu bay ngang là là nhịp cánh diễn tả điều gì?
- A. Khung cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão
-
B. Cảnh mặt trời mọc trên biển
- C. Cảnh đàn hải âu bay lượn trên biển
- D. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
Câu 14: Dòng nào sau đây không miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển trong bài kí của Nguyễn Tuân?
- A. Mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
- B. Quả trứng hồng hào thăm thẳm.
-
C. Mặt trời từ từ đi xuống và từng đợt sóng biển đang rì rầm tạm biệt.
- D. Một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
Câu 15: Câu nào dưới đây nói về giá trị nghệ thuật trong đoạn trích Cô Tô?
- A. Ngôn ngữ điêu luyện.
- B. Miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.
- C. Lời văn sinh động, trau chuốt.
-
D. Cả ba câu A, B và C.