[KNTT] Trắc nghiệm văn 6 bài 9: Trái Đất – Ngôi nhà chung (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 9: Trái Đất – Ngôi nhà chung sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tình trạng Trái Đất hiện đang như thế nào?

  • A. Đang từng ngày từng giờ bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người
  • B. Trái Đất đang rất tốt
  • C. Trái Đất đang nóng dần lên
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 2: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, tất cả mọi dạng sự sống đều tồn tại, phát triển theo điều gì?

  • A. Lời nói của Chúa
  • B. Ánh nắng Mặt Trời
  • C. Thủy triều
  • D. Quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn

Câu 3: Nỗi lo về tình trạng Trái Đất hiện nay đã được thể hiện ở phần nào của văn bản?

  • A. Phần đầu
  • B. Phần giữa
  • C. Phần cuối

Câu 4: Vì sao Trái Đất đang đứng trước những thách thức to lớn?

  • A. Vì con người đang khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi
  • B. Vì Trái Đất đang đứng trước kỷ nguyên mới
  • C. Vì có người ngoài hành tinh đến Trái Đất
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 5: Câu nào dưới đây nói về sự sống phong phú trên Trái Đất?

  • A. Trên những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp hay giữa lòng đại dương bao la, có vô số loài thực vật, động vật khác nhau sinh sôi nảy nở.
  • B. Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn.
  • C. Nhờ nước, sự sống trên Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 6: Vì sao có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất?

  • A. Vì con người nằm ngoài sự tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn
  • B. Vì con người có bộ não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực
  • C. Vì 50% – 70% cơ thể con người là nước
  • D. Vì con người biết khai thác thiên nhiên

Câu 7: Văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống có thể chia thành mấy phần?

  • A. 3 phần
  • B. 4 phần
  • C. 5 phần
  • D. 6 phần

Câu 8: Câu “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” có lạc đề không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 9: Từ như thế nào thì có thể coi là từ ngữ chủ đề của đoạn văn?

  • A. Thường được dùng để làm đề mục hoặc được lặp đi lặp lại nhiều lần
  • B. Được đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 10: Theo em, các đoạn văn trong một bài văn nên được triển khai theo cách nào?

  • A. Diễn dịch
  • B. Quy nạp
  • C. Song hành
  • D. Bổ sung
  • E. Liệt kê
  • F. Phối hợp các cách trên

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Và rồi cuối cùng thì vào năm 1995 chúng ta cũng tìm ra 51 Pegasi b, hành tinh đầu tiên được phát hiện xoay quanh một ngôi sao tương tự như Mặt Trời. Và nó cũng mang lại không ít ngạc nhiên. Cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Phi Mã (Pegasus), nó có khối lượng bằng một nửa Sao Mộc nhưng lại ở trên một quỹ đạo cực kỳ gần với ngoi sao chủ: Nó chỉ mất 4,2 ngày để xoay hết một vòng. Làm thế nào mà nó bị đẩy vào gần tới như vậy? Nếu so sánh thì ở hệ Mặt Trời của chúng ta, chỉ có những hành tinh đá nhỏ như Sao Kim, Sao Thủy, Trái Đất và Sao Hỏa mới nằm gần Mặt Trời. Hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc và Sao Thổ có quỹ đạo xa hơn rất nhiều, còn những vật thể băng giá cỡ vừa như Sao Thiên Vương và Hải Vương thì nằm ở khu vực hoang vu hẻo lánh ở ngoài cùng. Liệu có phải ở các hệ sao khác thì các hành tinh lại không nằm yên một chỗ?”

(Ben Miller, Trái Đất này là của chúng mình, NXB Thế giới, 2017, tr.83)

Câu 11: Thông tin nào sau đây về hành tinh 51 Pegasi b không chính xác?

  • A. Xoay hết một vòng quanh ngôi sao chủ hết 4,2 ngày
  • B. Nằm trong chòm sao Pegasus, cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng
  • C. Là hành tinh đầu tiên được phát hiện xoay quanh Mặt Trời
  • D. Có khối lượng bằng một nửa Sao Mộc

Câu 12: Ý nào sau đây không được nói đến trong đoạn trích?

  • A. Sao Kim, Sao Thủy, Trái Đất, Sao Hỏa là những hành tinh đá nhỏ
  • B. Sao Mộc, Sao Thổ là những hành tinh khí khổng lồ
  • C. 51 Pegasi b là hành tinh tương tự như Trái Đất
  • D. Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương cách xa Mặt Trời hơn Sao Kim, Sao Thủy

Câu 13: Hành tinh 51 Pegasi b khiến người ta ngạc nhiên khi phát hiện ra bởi điều gì?

  • A. Hành tinh đầu tiên được phát hiện xoay quanh một ngôi sao
  • B. Xoay hết một vòng quanh ngôi sao chủ chỉ mất 4,2 ngày
  • C. Có khối lượng lớn nhưng lại ở trên một quỹ đạo cực kì gần với ngôi sao chủ
  • D. Là hành tinh có sự sống ngoài Trái Đất

 Câu 14: Đoạn trích trên được trình bày theo quy tắc nào?

  • A. quy nạp
  • B. diễn dịch
  • C. song hành
  • D. tổng – phân – hợp

Câu 15: Giữa các loài trong quần xã luôn tồn tại mối quan hệ gì?

  • A. Mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng
  • B. Mối quan hệ giữa loài ưu thế và loài thứ yếu
  • C. Mối quan hệ giữa loài ngẫu nhiên và loài chủ chốt
  • D. Mối quan hệ giữa loài ưu thế và loài chủ chốt

Câu 16: Theo văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?, con người được coi là gì?

  • A. Con người là đỉnh cao của sự sống trên Trái Đất
  • B. Con người cũng chỉ là một loài sinh vật
  • C. Con người là một loài sinh vật bình thường như các sinh vật khác

 Câu 17: Có thể chia bố cục văn bản Các loài chung sống với như thế nào? thành mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 18: Sự cân bằng trong đời sống của muôn loài bị xáo trộn, phá vỡ là do đâu?

  • A. Do quan hệ đối kháng giữa các loài quá mạnh
  • B. Do quan hệ hỗ trợ giữa các loài quá mạnh
  • C. Do con người quá tự kiêu, thấy mình là chúa tể của cả thế giới, có thể tùy ý xếp đặt lại trật tự mà tạo hóa đã bền bỉ gây dựng
  • D. Do các loài phải hứng chịu nhiều thiên tai

Câu 19: Làm cách nào để nhận diện các loài?

  • A. Dựa vào đặc điểm sinh học riêng của chúng
  • B. Dựa vào tính chất của loài trong quần xã
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Dựa vào tính chất của loài trong biome

Câu 20: “Tiến hóa” là…

  • A. Biến đổi dần dần theo hướng phát triển đi lên
  • B. Diễn biến và phát triển theo một hướng nào đó
  • C. Vươn lên không ngừng để ngày càng tiến bộ
  • D. Phát triển theo hướng đi lên, tốt hơn trước

 Câu 21: Tính đa dạng ở mỗi quần xã phụ thuộc vào điều gì?

  • A. Sự cạnh tranh giữa các loài
  • B. Mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt
  • C. Mức thay đổi của các yếu tố vật lí – hóa học của môi trường
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 22: Theo em, con người cần làm gì để thế giới trở nên đẹp đẽ?

  • A. Đứng trên các loài
  • B. Xếp đặt lại trật tự mà tạo hóa đã gây dựng để thế giới hoàn mĩ hơn
  • C. Tìm cách chung sống hài hòa với muôn loài
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 23: Gia nhân, gia tài, địa chủ là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 24: Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 25: Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?

  • A. Khôi ngô
  • B. Chăm chỉ
  • C. Tuấn tú
  • D. Phúc đức

Câu 26: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?

  • A. Roi sắt
  • B. Tráng sĩ
  • C. Hoảng hốt
  • D. Chú bé

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ