[KNTT] Trắc nghiệm văn 6 bài 3: Yêu thương và chia sẻ (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 3: Yêu thương và chia sẻ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cụm tính từ thường đảm nhận chức vụ gì trong câu?

  • A. Vị ngữ trong câu
  • B. Chủ ngữ trong câu
  • C. Trạng ngữ trong câu
  • D. Bổ ngữ trong câu

Câu 2: Tính từ là gì?

  • A. Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
  • B. Có thể trực tiếp làm vị ngữ
  • C. Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, sẽ, không, chưa, chẳng…
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Phát biểu nào không đúng với đặc điểm của tính từ?

  • A. Tính từ không thể làm chủ ngữ trong câu.
  • B. Tính từ có thể làm vị ngữ trong câu.
  • C. Tính từ có hai loại đáng chú ý là: Tính từ chỉ đặc điểm tương đối và Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
  • D. Tính từ có thể kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn... để tạo thành cụm tính từ.

Câu 4: Dòng nào không nêu đúng các đặc điểm của động từ?

  • A. Động từ thường làm vị ngữ trong câu.
  • B. Có khả năng kết hợp với các từ như: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, chớ.
  • C. Thường làm thành phần phụ trong câu.
  • D. Thường dùng chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

Câu 5: Dòng nào sau đây nêu sai đặc điểm của động từ?

  • A. Thường làm vị ngữ trong câu
  • B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn chớ
  • C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ
  • D. Thường làm thành phần phụ trong câu

Câu 6: Trong cụm động từ, các phụ ngữ ở phần phụ trước không có tác dụng bổ sung cho động từ các ý nghĩa nào?

  • A. Quan hệ thời gian
  • B. Sự tiếp diễn tương tự
  • C. Sự khẳng định hoặc phủ định hành động
  • D. Chỉ cách thức hành động

Câu 7: Nhận định không đúng về cụm động từ?

  • A. Hoạt động trong câu như một động từ
  • B. Hoạt động trong câu không như động từ
  • C. Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
  • D. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ

Câu 8: Động từ là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây?

  • A. Cái gì?
  • B. Làm gì?
  • C. Thế nào?
  • D. Làm sao?

Câu 9: Tác giả của truyện Cô bé bán diêm là...

  • A. Ta-go
  • B. An-đéc-xen
  • C. Thạch Lam
  • D. Tô Hoài

Câu 10: Nhà văn An-đéc-xen là người nước nào?

  • A. Nga
  • B. Ấn Độ
  • C. Hung-ga-ri
  • D. Đan Mạch

Câu 11: Điều nào sau đây không đúng về gia cảnh của cô bé bán diêm?

  • A. Gia đình sa sút, gia sản tiêu tan, phải rời khỏi chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước.
  • B. Cô bé mồ côi mẹ, bà mất và chỉ ở với người cha.
  • C. Người cha yêu thương cô bé hết lòng.
  • D. Cô phải đi bán diêm kiếm sống.

 Câu 12: An-đéc-xen nổi tiếng với loại truyện viết cho đối tượng nào?

  • A. Những thuỷ thủ
  • B. Dân nghèo thành thị
  • C. Trẻ em
  • D. Thị dân

Câu 13: Trong lần quẹt diêm thứ mấy, cô bé  đã thấy bà mỉm cười với em?

  • A. Lần thứ nhất
  • B. Lần thứ hai
  • C. Lần thứ ba
  • D. Lần thứ tư

Câu 14: Trong lần quẹt diêm thứ mấy, em thấy cảnh hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn?

  • A. Lần thứ ba
  • B. Lần thứ hai
  • C. Lần thứ tư
  • D. Lần thứ năm

Câu 15: Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?

  • A. Khi bà nội em hiện ra
  • B. Khi trời sắp sáng
  • C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng
  • D. Khi các que diêm tắt

Câu 16: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?

  • A. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp
  • B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm
  • C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau
  • D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau

Câu 17: Cụm danh từ là gì?

  • A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
  • B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
  • C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18:  Ai là tác giả của văn bản Gió lạnh đầu mùa?

  • A. Thạch Lam
  • B. Nguyễn Nhật Ánh
  • C. Thái Bá Dũng
  • D. Ô Hen-ri

Câu 19: Mẹ của Hiên làm nghề gì?

  • A. Bán cháo
  • B. Bán hàng ngoài chợ
  • C. Vú em
  • D. Mò cua bắt ốc

Câu 20: Ai là người đã nói cho vú già biết Sơn và Lan đã cho Hiên cái áo bông?

  • A. Hiên
  • B. Thằng Cúc, thằng Xuân
  • C. Con Sinh
  • D. Con Tý, con Túc

Câu 21: Khi chị Lan chạy về nhà lấy áo, Sơn có tâm trạng ra sao?

  • A. Sơn háo hức chờ đợi
  • B. Trong lòng Sơn tự nhiên thấy ấm áp, vui vui
  • C. Sơn thấy tự hào vì mình đã làm được một việc tốt
  • D. Chị Lan về lấy áo, Sơn lại thấy hơi lo vì chưa xin phép mẹ

Câu 22: Khi ý nghĩ cho áo bỗng thoáng qua trong trí, Sơn đã làm gì?

  • A. Lập tức về nhà lấy áo cho Hiên
  • B. Lưỡng lự suy nghĩ thật kĩ rồi về lấy áo
  • C. Bảo chị Lan về nhà lấy áo
  • D. Rủ chị Lan về lấy áo cho Hiên

Câu 23: Từ bịu xịu trong văn bản Gió lạnh đầu mùa có nghĩa là gì?

  • A. Từ gợi tả dáng điệu của người tỏ ra hài lòng trong bộ quần áo đẹp
  • B. Vẻ mặt làm nũng, đáng yêu
  • C. Từ gợi tả vẻ mặt trông như sệ xuống, nặng ra lúc hờn dỗi hay lúc có gì đó thất vọng, buồn
  • D. Tỏ thái độ ôn hòa sau khi có thái độ gay gắt

Câu 24: Văn bản Gió lạnh đầu mùa thuộc thể loại nào?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Truyện vừa
  • C. Truyện dài
  • D. Tiểu thuyết

Câu 25: Việc Sơn đi đòi lại áo từ Hiên có phải là biểu hiện của sự vô tâm không?

  • A. Có. Vì Sơn đã đòi lại niềm hạnh phúc của Hiên.
  • B. Có. Vì Sơn đã thay đổi quyết định, đùa cợt Hiên.
  • C. Không. Vì đây là tâm lí thường tình của trẻ con.
  • D. Không. Vì áo của Sơn, Sơn có quyền đòi lại.

Câu 26: Một truyện ngắn hay thường đặt chúng ta trước những băn khoăn, những chờ đợi để không muốn ngừng việc đọc.Từ vị trí người đọc, theo dõi các sự việc và tâm trạng nhân vật, em thấy Gió lạnh đầu mùa đã lần lượt đặt mình trước những chờ đợi như thế nào?

  • A. Không đòi được áo, chị em Sơn sẽ thế nào? Có bị mẹ mắng không?
  • B. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước.
  • C. Sau khi mẹ Hiên trả áo và về, mẹ sẽ làm gì với hai chị em Sơn?
  • D. Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị.
  • E. Khi biết Sinh sẽ mách mẹ, hai chị em đi tìm Hiên đòi áo liệu có đòi được không?
  • F. Chị em Sơn sẽ chơi với đám trẻ nghèo như thế nào? Họ sẽ làm gì khi thấy Hiên bị rét?

 

Câu 27: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

  • A. "Sáng le lói dưới mặt hồ xanh".
  • B. "Đã chìm đáy nước".
  • C. "Một con rùa lớn".
  • D. "Đi chậm lại".

Câu 28:Tổ hợp từ nào không là cụm danh từ?

  • A. Một buổi chiều.
  • B. Nhà lão Miệng.
  • C. Trung thu ấy.
  • D. Rất tuyệt vời.

Câu 29: Cả ba cô con gái là cụm từ có mấy thành phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. Không xác định được

  Câu 30: Từ “lãnh đạm” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?

  • A. Tỏ ra căm ghét và khinh thường.
  • B. Không có tình cảm yêu mến, quý trọng.
  • C. Không có cảm giác hứng thú khi nhìn thấy.
  • D. Không biểu hiện tình cảm, tỏ ra không quan tâm đến.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ