Câu 1: Trong bài ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Mồ hôi mà chảy xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”
- A. So sánh
- B. Hoán dụ
- C. Ẩn dụ
-
D. Nhân hóa
Câu 2: Từ “mặt” trong câu “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai?
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 3: Trong câu thơ sau, từ “xuân” nào được dùng với nghĩa chuyển?
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
(Hồ Chí Minh)
- A. Xuân (1)
-
B. Xuân (2)
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”?
- A. So sánh
- B. Nhân hóa
-
C. Ẩn dụ
- D. Hoán dụ
Câu 5: Đâu là phát biểu đúng về dấu chấm phẩy?
- A. Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu nghi vấn.
- B. Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu cảm thán hay cầu khiến.
- C. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
-
D. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép, đứng sau các bộ phận liệt kê.
Câu 6; Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ nào được dùng theo lối ẩn dụ?
- A. Mặt trời mọc ở đồng bằng
- B. Thấy anh như thấy mặt trời/ Chói chang khó ngó, trao lời khó trao
-
C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim
- D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh
Câu 7: Trong ví dụ sau, tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
- A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
- B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
-
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
- A. Cây dừa, sãi tay bơi
- B. Cỏ gà rung tai
- C. Kiến hành quân đầy đường
-
D. Bố em đi cày về
Câu 9: Cách giải nghĩa nào của từ “núi” dưới đây là đúng?
- A. Chỗ đát nhô cao.
- B. Ngược với sông.
-
C. Phần đất, đá nổi cao trên mặt đất (thường cao từ 200m trở lên).
- D. Còn gọi là sơn, non.
Câu 10: Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?
- A. Áo chàm đưa buổi phân li
-
B. Người cha mái tóc bạc
- C. Ngày Huế đổ máu
- D. Mồ hôi mà đổ xuống đồn
Câu 11: Phép ẩn dụ trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
- A. Ẩn dụ hình thức
- B. Ẩn dụ cách thức
- C. Ẩn dụ phẩm chất
-
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 12: Em điền từ gì vào câu “Mai em sẽ đi… viện bảo tàng quân đội?”
- A. thăm quan
-
B. tham quan
- C. du lịch
Câu 13: Từ nào kết hợp được với “như lim”?
- A. Đỏ
- B. Đen
- C. Nâu
-
D. Chắc
Câu 14: Để miêu tả cảnh mùa thu, câu văn nào dưới đây không phù hợp?
- A. Bầu trời trong xanh, cao lồng lộng.
- B. Những chiếc lá vàng bay bay theo chiều gió.
-
C. Những bông hoa phượng nở đỏ rực khắp sân trường.
- D. Vầng trăng tròn sáng như gương.