Câu 1: Từ mượn tiếng nào chiếm số lượng lớn nhất trong tiếng Việt?
- A. Anh
-
B. Hán
- C. Nhật
- D. Pháp
Câu 2: Đâu là phát biểu đúng nhất về từ mượn?
- A. Từ mượn là từ của tiếng nước ngoài
- B. Từ mượn là từ tiếng Hán được nhập vào tiếng Việt
- C. Từ mượn là từ của tiếng nước ngoài được nhập vào tiếng Việt
-
D. Từ mượn là từ của tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Hán) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị sự vật. hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
Câu 3: Đâu là lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?
-
A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ những biểu thị chưa chính xác
- B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
- C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
- D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt
Câu 4: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?
- A. Không lạm dụng từ mượn
- B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
- C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi sử dụng
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Các từ pê-đan, ten-nít, tuốc-nơ-vít, gác-đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?
- A. Nhật
-
B. Pháp
- C. Trung Quốc
- D. Anh
Câu 6: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, một vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời hết bao nhiêu thời gian?
-
A. Một năm
- B. Một năm rưỡi
- C. Hai năm
- D. Hai năm rưỡi
Câu 7: “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất là gì?
- A. Lửa
-
B. Nước
- C. Khí
- D. Đất
Câu 8: Nước bao phủ bao nhiêu bề mặt Trái Đất?
- A. 1/2 bề mặt Trái Đất
- B. 2/3 bề mặt Trái Đất
-
C. 3/4 bề mặt Trái Đất
- D. Toàn bộ bề mặt Trái Đất
Câu 9: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, nếu không có nước, Trái Đất sẽ như thế nào?
-
A. Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi
- B. Trái Đất sẽ chỉ có đất
- C. Trái Đất sẽ biến thành sao Hỏa
- D. Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời sẽ nhanh hơn
Câu 10: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, đỉnh cao của sự sống trên Trái Đất là gì?
- A. Khủng long
- B. Đa dạng sinh học
-
C. Thực vật
- D. Con người
Câu 11: Chức năng của đoạn văn trong văn bản là gì?
- A. Mở đầu văn bản
- B. Trình bày một khía cạnh nào đó của nội dung chính
- C. Kết thúc văn bản hoặc mở rộng, liên kết vấn đề
-
D. Có thể mở đầu văn bản, trình bày một khía cạnh nào đó của nội dung chính, kết thúc văn bản hoặc mở rộng, liên kết vấn đề.
Câu 12: Văn bản là gì?
- A. Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức
- B. Văn bản là một đơn vị giao tiếp, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói
- C. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc,…
-
D. Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói, được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc…
Câu 13: Có thể căn cứ vào yếu tố nào để phân loại văn bản?
- A. Dựa vào sự có mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ
- B. Dựa vào những nhu cầu giao tiếp
- C. Dựa vào chức năng chính của văn bản
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Đâu là các bộ phận cấu tạo của văn bản thông tin?
- A. Nhan đề, sa-pô, các đoạn văn
- B. Nhan đề, sa-pô, đề mục, các đoạn văn
- C. Nhan đề, đề mục, các đoạn văn
-
D. Nhan đề, sa-pô, đề mục, các đoạn văn, tranh minh họa
Câu 15: Thế nào là đoạn văn?
- A. Là đơn vị nhỏ nhất tạo nên câu và văn bản
-
B. Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản
- C. Là đơn vị cần thiết nhất để tạo nên câu chuyện
- D. Cả B và C đúng
Câu 16: Ai là tác giả của văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?
- A. Lạc Thanh
- B. Giong-mi Mun
- C. Hồ Thanh Trang
-
D. Ngọc Phú
Câu 17: Văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? thuộc thể loại gì?
-
A. Văn bản thông tin
- B. Văn bản nghị luận
- C. Truyện ngắn
- D. Kí
Câu 18: Văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống thuộc loại văn bản nào?
- A. Văn bản nghị luận
-
B. Văn bản thông tin
- C. Văn bản tự sự
- D. Văn bản miêu tả
Câu 19: Văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? thuộc loại văn bản nào?
- A. Văn bản nghị luận
-
B. Văn bản thông tin
- C. Văn bản tự sự
- D. Văn bản miêu tả
Câu 20: Đâu là hình thức đúng của một đoạn văn?
- A. Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- B. Do nhiều câu văn tạo thành
- C. Có từ ngữ và có câu thể hiện chủ đề
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 21: Đâu là câu mà vua sư tử Mu-pha-sa đã nói với Xim-ba?
-
A. “Tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận.”
- B. “Các loài động vật và thực vật thường tòn tại và phát triển thành từng quần xã, trong những biome khác nhau.”
- C. “Trên Trái Đất, con người cũng chỉ là một loài sinh vật.”
- D. “Có vẻ như con người bắt đầu tỉnh ngộ, biết nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt hơn, biết tìm cách chung sống hài hòa với muôn loài.”
Câu 22: Biome là gì?
- A. Biome là quần xã
- B. Biome là tập hợp tất cả các sinh vật cùng loài và khác loài, cùng sống trong một khu vực xác định vào một thời gian nhất định
-
C. Biome là tập hợp sinh vật cùng môi trường sống mang những nét đặc thù của chúng, thường được dịch là khu sinh học
- D. Biome là việc sống bằng cách hút chất dinh dưỡng từ cơ thể những sinh vật khác
Câu 23: Thế nào là quan hệ hỗ trợ?
-
A. Quan hệ hỗ trợ là các loài trong quần xã có chi sẻ cơ hội sống cho nhau
- B. Quan hệ hỗ trợ là các loài trong quần xã cạnh tranh, kí sinh, ăn thịt lẫn nhau
Câu 24: Thế nào là quan hệ đối kháng?
- A. Quan hệ đối kháng là các loài trong quần xã có chi sẻ cơ hội sống cho nhau
-
B. Quan hệ đối kháng là các loài trong quần xã cạnh tranh, kí sinh, ăn thịt lẫn nhau
Câu 25: Loài ưu thế đóng vai trò gì?
-
A. Đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh
- B. Đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã
Câu 26: Việc vay mượn các từ ở những ngôn ngữ khác có tác dụng gì?
-
A. Làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt
- B. Làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của tiếng Việt
- C. Làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt
- D. Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
Câu 27: Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, khi mượn từ tiếng nước ngoài, cần phải...
- A. mượn toàn bộ các từ trong một lĩnh vực
-
B. mượn những từ mà trong tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu nghĩa
- C. mượn những từ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ phát âm
- D. mượn những từ mà mình thấy thích
Câu 28: Các từ pa-ra-bôn, in-tơ-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
-
A. Từ mượn tiếng Anh
- B. Từ mượn tiếng Pháp
- C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
- D. Từ mượn tiếng Ấn Độ
Câu 29: Yếu tố khán trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 30: Loài chủ chốt đóng vai trò gì?
- A. Đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh
-
B. Đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã