[KNTT] Trắc nghiệm văn 6 bài 2: Gõ cửa trái tim (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 2: Gõ cửa trái tim sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Em hãy cho biết câu thơ Những làn gió thơ ngây sử dụng biện pháp tu từ gì?

  •  A. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • B. Biện pháp tu từ nhân hóa
  • C. Biện pháp tu từ so sánh
  • D. Biện pháp tu từ hoán dụ

Câu 2: Tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ Những làn gió thơ ngây là gì?

  • A. Giúp hình ảnh làn gió trở nên gợi cảm hơn.
  • B. Khiến làn gió có tình cảm như con người.
  • C. Tăng sức gợi cảm, khiến làn gió mang vẻ hồn nhiên, đáng yêu của trẻ thơ.
  • D. Tăng sức gợi hình, cụ thể hóa hình ảnh làn gió

Câu 3: Em hãy đọc đoạn thơ sau đây và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ.

Mẹ mang về tiếng hát

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng…

  • A. Liệt kê, cụ thể hóa các hình ảnh trong bài hát ru mà mẹ hát ru con.
  • B. Nhằm liệt kê những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ, nhấn mạnh vẻ đẹp của lời ru mang đậm tình cảm thiết tha, thấm đẫm tâm hồn người Việt.
  • C. Nhấn mạnh vẻ đẹp từ lời ru của mẹ.
  • D. Nhấn mạnh, cụ thể hóa các hình ảnh trong lời hát ru của mẹ.

Câu 4: Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người có phương thức biểu đạt là…

  • A. Biểu cảm
  • B. Tự sự
  • C. Miêu tả
  • D. Cả A, B, C

Câu 5: Dòng nào sau đây chứa toàn các danh từ?

  • A. Cao, thơ ngây, trong
  • B. Làn gió, hoa, cỏ, chim, tiếng hót
  • C. Đi, nghe, sinh ra, truyền
  • D. Cái cúc, làn gió, sinh ra, thơ ngây

Câu 6: Dòng nào sau đây chứa toàn các tính từ?

  • A. Cao, thơ ngây, trong
  • B. Làn gió, hoa, cỏ, chim, tiếng hót
  • C. Đi, nghe, sinh ra, truyền
  • D. Cái cúc, làn gió, sinh ra, thơ ngây

Câu 7: Dòng nào sau đây chứa toàn các động từ?

  • A. Cao, thơ ngây, trong
  • B. Làn gió, hoa, cỏ, chim, tiếng hót
  • C. Đi, nghe, sinh ra, truyền
  • D. Cái cúc, làn gió, sinh ra, thơ ngây

Câu 8: Em hãy cho biết nghĩa của từ “nhô” trong câu thơ:

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ

  • A. Động từ, đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc phía trước, so với những cái xung quanh (mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời so với núi non, cây cối).
  • B. Tính từ, chỉ việc một vật vượt lên trên, cao hơn các vật khác.
  • C. Tính từ, chỉ đặc điểm cao hơn, mạnh hơn của một sự vật (mặt trời).
  • D. Động từ, chỉ việc vươn lên, vượt trội hơn của sự vật (mặt trời).

Câu 9: Đâu là lí do để bài thơ Mây và sóng là bài thơ văn xuôi?

  • A. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, biện pháp tu từ
  • B. Bài thơ có người kể chuyện, có nhân vật
  • C. Bài thơ không có vần
  • D. Bài thơ không có luật thơ, có cấu trúc câu giống như câu văn xuôi

Câu 10: Cụm từ “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng chỉ...

  • A. thiên nhiên hấp dẫn, kì thú
  • B. những thú vui hấp dẫn của cuộc đời
  • C. vừa chỉ thiên nhiên hấp dẫn kì thú vừa chỉ những thú vui hấp dẫn của cuộc đời

Câu 11: Đâu là nhận định đúng nhất về lí do em bé trong bài thơ Mây và sóng từ chối đi chơi?

  • A. Trò chơi trên mây và dưới nưới không hấp dẫn.
  • B. Em bé không thể lên được mây và xuống được nước.
  • C. Em bé yêu mẹ, không muốn để mẹ ở nhà một mình.
  • D. Em bé không thích đi chơi, chỉ thích ở nhà với mẹ.

Câu 12: Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

  • A. Đối thoại
  • B. Độc thoại
  • C. Độc thoại nội tâm
  • D. Đối thoại lồng trong độc thoại

Câu 13: Bài thơ thể hiện bằng ngôn ngữ nào?

  • A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
  • B. Ngôn ngữ thơ ca lãng mạn bay bổng
  • C. Ngôn ngữ truyện trầm ngâm, sâu lắng
  • D. Ngôn ngữ tưởng tượng, liên tưởng

Câu 14: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ trên là gì?

  • A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống
  • B. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực
  • C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn
  • D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, mơ mộng, kì ảo

Câu 15: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?

  • A. Yếu đuối, không thích các trò chơi
  • B. Ham chơi, tinh nghịch
  • C. Hóm hỉnh, sáng tạo
  • D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết

Câu 16: Bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?

  • A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết
  • B. Niềm vui, hành phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ngay ở chính cõi đời này và do chính con người tạo nên
  • C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy
  • D. Gồm 2 ý B và C

Câu 17: Câu thơ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào được hiểu như thế nào?

  • A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
  • B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
  • C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết
  • D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Câu 18: Nội dung chính của bài thơ là gì?

  • A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
  • B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
  • C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
  • D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Câu 19: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì?

  • A. Mây
  • B. Sóng
  • C. Người mẹ
  • D. Em bé

Câu 20: Chủ đề bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A. Tình mẫu tử thiêng liêng
  • B. Tình bạn bè thắm thiết
  • C. Tình anh em sâu nặng
  • D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc         

Câu 21: Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau
  • B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau
  • C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt
  • D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Câu 22: Bài thơ Mây và sóng là lời của ai, nói với ai?

  • A. Lời của người mẹ nói với đứa con
  • B. Lời của đứa con nói với mẹ
  • C. Lời của con nói với bạn bè
  • D. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây.

Câu 23: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình cảm mẹ con, bài thơ còn gợi cho ta thêm suy ngẫm về điều gì nữa?

  • A. Muốn khước từ những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
  • B. Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đo chính con người chúng ta tạo dựng nên.
  • C. Những triết lý đơn giản mà đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 24: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

  • A. Cây dừa, sãi tay bơi
  • B. Cỏ gà rung tai
  • C. Kiến hành quân đầy đường
  • D. Bố em đi cày về

Câu 25: Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?

  • A. Áo chàm đưa buổi phân li
  • B. Người cha mái tóc bạc
  • C. Ngày Huế đổ máu
  • D. Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Câu 26: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 27: Phép ẩn dụ trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 28:  Em điền từ gì vào câu “Mai em sẽ đi… viện bảo tàng quân đội?”

  • A. thăm quan
  • B. tham quan
  • C. du lịch

Câu 29: Từ nào kết hợp được với “như lim”?

  • A. Đỏ
  • B. Đen
  • C. Nâu
  • D. Chắc

Câu 30: Để miêu tả cảnh mùa thu, câu văn nào dưới đây không phù hợp?

  • A. Bầu trời trong xanh, cao lồng lộng.
  • B. Những chiếc lá vàng bay bay theo chiều gió.
  • C. Những bông hoa phượng nở đỏ rực khắp sân trường.
  • D. Vầng trăng tròn sáng như gương.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ