Câu 1: Ai là tác giả của văn bản Xem người ta kìa!?
- A. Nguyễn Thế Hoàng Linh
-
B. Lạc Thanh
- C. Thạch Lam
- D. Nguyễn Tuân
Câu 2: Ngoài câu “Xem người ta kìa!”, người mẹ còn nói câu nào dưới đây?
-
A. “Người ta cười chết!”
- B. “Nhìn lại mình xem!”
- C. “Ai chẳng muốn thành đạt!”
- D. “Người ta xuất chúng thế kia cơ mà!”
Câu 3: Đâu là phương thức biểu đạt chính của văn bản Xem người ta kìa!?
- A. Tự sự
- B. Miêu tả
- C. Biểu cảm
-
D. Nghị luận
Câu 4: Cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt?
- A. Không có gì đặc biệt
- B. Nêu vấn đề bằng lời kể
- C. Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn
-
D. Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác
Câu 5: Bằng chứng mà tác giả đưa ra để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân là gì?
-
A. Trong một xã hội, mỗi người đều khác nhau
- B. Trong một gia đình, mỗi người đều khác nhau
- C. Trong một lớp học, mỗi người đều khác nhau
- D. Trong một công ty, mỗi người đều khác nhau
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nêu nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự giống nhay hay khác nhau giữa mọi người?
-
A. Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người.
- B. Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự giống nhau giữa mọi người.
Câu 7: “Hồi ức” là gì?
- A. Nói ra điều thể hiện sự không bằng lòng
-
B. Nhớ lại điều bản thân đã trải qua
- C. Có lòng kính yêu và biết nghe lời cha mẹ
- D. Không thể quên
Câu 8: “Chuẩn mực” là gì?
- A. Nổi bật, hơn hẳn mọi người về tài năng, trí tuệ
- B. Tốt đẹp về mọi mặt
-
C. Cái được chọn làm căn cứ để theo đó mà làm cho đúng
Câu 9: Trạng ngữ là gì?
- A. Là thành phần chính của câu
-
B. Là thành phần phụ của câu
- C. Là biện pháp tu từ trong câu
- D. Là một trong số các loại từ của tiếng Việt
Câu 10: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
-
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
- B. Theo vị trí của chúng trong câu
- C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
- D. Theo mục đích nói của câu
Câu 11: Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?
- A. Đúng
-
B. Sai
Câu 12: Thành ngữ là gì?
-
A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
- B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
- C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Phát biểu nào sau đây về trạng ngữ là phát biểu đúng?
-
A. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, … của sự việc được nêu trong câu.
- B. Trạng ngữ là thành phần chính của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, … của sự việc được nêu trong câu.
- C. Trạng ngữ là một biện pháp tu từ, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- D. Trạng ngữ là một trong số các từ loại của tiếng Việt.
Câu 14: Dòng nào thể hiện đủ và đúng vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu?
- A. Thành ngữ chỉ có thể làm vị ngữ trong câu.
-
B. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ...
- C. Thành ngữ luôn luôn đảm nhận vai trò chủ ngữ trong câu.
- D. Thành ngữ chỉ có thể làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ...
Câu 15: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?
- A. Chủ ngữ
- B. Vị ngữ
- C. Phụ ngữ
-
D. Cả A và B
Câu 16: Trạng ngữ trong câu sau là trạng ngữ gì? “Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đinh, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.”
- A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
-
C. Trạng ngữ chỉ thời gian
- D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 17: Trạng ngữ trong câu sau là trạng ngữ gì? “Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý.”
-
A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
- C. Trạng ngữ chỉ thời gian
- D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 18: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai)
- A. Chỉ thời gian
- B. Chỉ nơi chốn
-
C. Chỉ phương tiện
- D. Chỉ nguyên nhân
Câu 19: Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… đúng hay sai?
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 20: Ai là tác giả của văn bản Hai loại khác biệt?
-
A. Giong-mi Mun
- B. Lạc Thanh
- C. Anh Thư
- D. Hà My
Câu 21: Nhân vật “tôi” trong văn bản Hai loại khác biệt đã quyết định tỏ ra khác biệt bằng cách nào?
- A. Để kiểu tóc kì quặc
- B. Làm trò quái đản với trang sức
- C. Làm trò quái đản với phần trang điểm
-
D. Mặc một bộ trang phục kì dị
Câu 22: Theo nhân vật “tôi”, sự khác biệt được chia làm mấy loại?
-
A. 2 loại
- B. 3 loại
- C. 4 loại
- D. 5 loại
Câu 23: Khi viết, cần chú ý những yếu tố nào?
- A. Ngữ pháp, ngữ cảnh
- B. Mục đích viết/ nói
- C. Đặc điểm của văn bản
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 24: Ai là người đã thực sự khác biệt?
- A. Nhân vật “tôi”
- B. Bạn nữ nhào lộn trong phòng
-
C. Bạn J
- D. Bạn K
Câu 25: Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?
- A. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản nổi loạn của bản thân trước nay không được thể hiện trước những người xung quanh
-
B. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh
- C. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản mà bản thân muốn theo đuổi và trở thành
- D. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản mà bản thân không yêu thích để hiểu phiên bản đó hơn
Câu 26: Số đông các bạn trong lớp đã tạo ra sự khác biệt bằng cách nào?
- A. Phát biểu trong lớp dõng dạc, chân thành
- B. Sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính
- C. Để kiểu tóc kì quặc, làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm
-
D. Cả B và C đều đúng
Câu 27: Tác giả của văn bản Hai loại khác biệt là người nước nào?
- A. Trung Quốc
- B. Nhật Bản
-
C. Hàn Quốc
- D. Việt Nam
Câu 28: Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
- A. Vì J không hề tỏ ra khác biệt
-
B. Vì bất cứ khi nào J được giáo viên gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi với giọng hoàn toàn chân thành
- C. Vì J đã chọn loại khác biệt vô nghĩa
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 29: J đã khác biệt như thế nào?
- A. J khác biệt bằng cách không tạo ra sự khác biệt
- B. J tỏ ra quái dị
-
C. J hành xử rất mực nghiêm trang, bất cứ khi nào được giáo viên gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi với giọng hoàn toàn chân thành
- D. J nói nhiều hơn bình thường
Câu 30: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: “Vàng mây thì gió, … mây thì mưa”.
- A. có
- B. gió
-
C. đỏ
- D. nhiều