Câu 1: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta-go?
- A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh
- B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh
- C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ
-
D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ
Câu 2: Cụm từ “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng chỉ...
- A. thiên nhiên hấp dẫn, kì thú
- B. những thú vui hấp dẫn của cuộc đời
-
C. vừa chỉ thiên nhiên hấp dẫn kì thú vừa chỉ những thú vui hấp dẫn của cuộc đời
Câu 3: Tác giả của bài thơ Mây và sóng là...
-
A. R. Ta-go
- B. An-đéc-xen
- C. Xuân Quỳnh
- D. Pu-skin
Câu 4: Đâu là lí do để bài thơ Mây và sóng là bài thơ văn xuôi?
- A. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, biện pháp tu từ
- B. Bài thơ có người kể chuyện, có nhân vật
- C. Bài thơ không có vần
-
D. Bài thơ không có luật thơ, có cấu trúc câu giống như câu văn xuôi
Câu 5: Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?
-
A. Đối thoại
- B. Độc thoại
- C. Độc thoại nội tâm
- D. Đối thoại lồng trong độc thoại
Câu 6: Bài thơ thể hiện bằng ngôn ngữ nào?
-
A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
- B. Ngôn ngữ thơ ca lãng mạn bay bổng
- C. Ngôn ngữ truyện trầm ngâm, sâu lắng
- D. Ngôn ngữ tưởng tượng, liên tưởng
Câu 7: Đâu là nhận định đúng nhất về lí do em bé trong bài thơ Mây và sóng từ chối đi chơi?
- A. Trò chơi trên mây và dưới nưới không hấp dẫn.
- B. Em bé không thể lên được mây và xuống được nước.
-
C. Em bé yêu mẹ, không muốn để mẹ ở nhà một mình.
- D. Em bé không thích đi chơi, chỉ thích ở nhà với mẹ.
Câu 8: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ trên là gì?
-
A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống
- B. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực
- C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn
- D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, mơ mộng, kì ảo
Câu 9: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?
-
A. Yếu đuối, không thích các trò chơi
- B. Ham chơi, tinh nghịch
- C. Hóm hỉnh, sáng tạo
- D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết
Câu 10: Bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?
- A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết
- B. Niềm vui, hành phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ngay ở chính cõi đời này và do chính con người tạo nên
- C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy
-
D. Gồm 2 ý B và C
Câu 11: Câu thơ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào được hiểu như thế nào?
- A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
- B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
- C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết
-
D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được
Câu 12: Nội dung chính của bài thơ là gì?
- A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
- B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
- C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
-
D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
Câu 13: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì?
- A. Mây
- B. Sóng
- C. Người mẹ
-
D. Em bé
Câu 14: Chủ đề bài thơ Mây và sóng là gì?
-
A. Tình mẫu tử thiêng liêng
- B. Tình bạn bè thắm thiết
- C. Tình anh em sâu nặng
- D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc
Câu 15: Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?
- A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau
-
B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau
- C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt
- D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp
Câu 16: Bài thơ Mây và sóng là lời của ai, nói với ai?
- A. Lời của người mẹ nói với đứa con
- B. Lời của đứa con nói với mẹ
- C. Lời của con nói với bạn bè
-
D. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây.
Câu 17: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình cảm mẹ con, bài thơ còn gợi cho ta thêm suy ngẫm về điều gì nữa?
- A. Muốn khước từ những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
- B. Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đo chính con người chúng ta tạo dựng nên.
- C. Những triết lý đơn giản mà đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
-
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 18: Trong lần quẹt diêm thứ mấy, cô bé đã thấy bà mỉm cười với em?
- A. Lần thứ nhất
- B. Lần thứ hai
- C. Lần thứ ba
-
D. Lần thứ tư
Câu 19: Tác giả của truyện Cô bé bán diêm là...
- A. Ta-go
-
B. An-đéc-xen
- C. Thạch Lam
- D. Tô Hoài
Câu 20: Điều nào sau đây không đúng về gia cảnh của cô bé bán diêm?
- A. Gia đình sa sút, gia sản tiêu tan, phải rời khỏi chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước.
- B. Cô bé mồ côi mẹ, bà mất và chỉ ở với người cha.
-
C. Người cha yêu thương cô bé hết lòng.
- D. Cô phải đi bán diêm kiếm sống.
Câu 21: Nhà văn An-đéc-xen là người nước nào?
- A. Nga
- B. Ấn Độ
- C. Hung-ga-ri
-
D. Đan Mạch
Câu 22: An-đéc-xen nổi tiếng với loại truyện viết cho đối tượng nào?
- A. Những thuỷ thủ
- B. Dân nghèo thành thị
-
C. Trẻ em
- D. Thị dân
Câu 23: Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?
- A. Khi bà nội em hiện ra
- B. Khi trời sắp sáng
- C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng
-
D. Khi các que diêm tắt
Câu 24: Trong lần quẹt diêm thứ mấy, em thấy cảnh hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn?
- A. Lần thứ ba
- B. Lần thứ hai
- C. Lần thứ tư
-
D. Lần thứ năm
Câu 25: Có ý kiến cho rằng câu chuyện kết thúc bằng cái chết của em bé bán diêm nhưng lại mang đậm màu sắc cổ tích. Màu sắc cổ tích ở cuối truyện là:
- A. Hoàn cảnh cực khổ của cô bé bán diêm.
-
B. Niềm hạnh phúc của cô bé khi được trở về trong vòng tay yêu thương của người bà, trong những mộng tưởng vẫn hiển hiện trên nụ cười của em ngay cả khi đã từ giã cõi đời.
- C. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng hiện ra trước mắt cô bé.
- D. Bối cảnh đêm giao thừa.
Câu 26: Từ “lãnh đạm” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?
- A. Tỏ ra căm ghét và khinh thường.
- B. Không có tình cảm yêu mến, quý trọng.
- C. Không có cảm giác hứng thú khi nhìn thấy.
-
D. Không biểu hiện tình cảm, tỏ ra không quan tâm đến.
Câu 27: Nhận xét về giá trị nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm.
- A. Nghệ thuật tương phản giữa quá khứ và hiện tại.
-
B. Nghệ thuật tương phản giữa mộng tưởng và thực tại.
- C. Nghệ thuật tương phản giữa hoàn cảnh và số phận.
- D. Nghệ thuật tương phản giữa hình dáng và tính cách.
Câu 28: Chọn các đáp án em cho là đúng:
Thông qua việc kể câu chuyện về cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã gửi đến cho người đọc thông điệp gì?
-
A. Thông điệp về sự thờ ơ, ghẻ lạnh của người đời.
-
B. Thông điệp về giấc mơ hạnh phúc của tuổi thơ.
- C. Thông điệp về tình yêu đất nước và con người.
- D. Thông điệp về ước mơ công lí và bình đẳng.
-
E. Thông điệp về tình yêu thương, sự sẻ chia đối với những con người bất hạnh.
Câu 29: Qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) , em thấy điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng?
- A. Lần đầu tiên, em mơ thấy lò sưởi
- B. Lần thứ hai, em mơ thấy bàn ăn
- C. Lần thứ ba, em mơ thấy cây thông
-
D. Lần thứ tư và năm, em mơ thấy người bà và hai bà cháu bay đi
Câu 30: Giá trị nhân đạo của văn bản Cô bé bán diêm là:
- A. Phơi bày xã hội thiếu công bằng, chênh lệnh giàu nghèo quá lớn
- B. Phơi bày một hiện thực cay đắng về cái chết thương tâm cũng sự hành hạ phũ phàng của người lớn với trẻ em
-
C. Niềm cảm thương chân thành trước số phận của cô bé bán diêm
- D. Phê phán sự bất công trong xã hội cũng như thái độ thờ ơ, tàn nhẫn của người đời