Trắc nghiệm Lịch sử 6 chân trời sáng tạo học kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cuộc nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 không xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

  • A. Chế độ cai trị hà khắc của nhà Hán.
  • B. Thi Sách bị quan Thái thú Tô Định giết chết.
  • C. Đời sống nhân dân lầm than.
  • D. Quan Tô Định tham lam, tàn bạo, bóc lột.

Câu 2: Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở đâu?

  • A. Cửa sông Hát
  • B. Mê Linh
  • C. Luy Lâu
  • D. Giao Chi

Câu 3: Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là?

  • A. Trả thù cho chồng
  • B. Trả thù cho đất nước
  • C. Khôi phục lại thế lực vua Hùng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Sau thời gian ngắn khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giải phóng bao nhiêu tỉnh thành?

  • A. 63
  • B. 54
  • C. 65
  • D. 66

Câu 5: Vì sao nhân dân lại hưởng ứng cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng?

  • A. Vì ngưỡng mộ hai bà
  • B. Vì căm phẫn chế độ độc tài
  • C. Vì căm giận chế độ áp bức, bóc lột tàn tệ của nhà Đông Hán.
  • D. Vì yêu nước

Câu 6: Nội dung nào sau đây không chính xác khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?

  • A. Thất bại do chưa có sự chuẩn bị từ trước
  • B. Có quy mô thuộc toàn thể Giao Châu.
  • C. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng.
  • D. Người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên của xã hội.

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?

  • A. Bà là người có sức khỏe, có mưu lớn.
  • B. Bà là người giàu mưu trí.
  • C. Nhiều nghĩa sĩ đã cùng bà chuẩn bị khởi nghĩa.
  • D. Chính sách áp bức, bóc lột của thế lực phong kiến phương Bắc.

Câu 8: Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa trong tình hình xã hội nước ta như thế nào?

  • A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc.
  • B. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương.
  • C. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa.
  • D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.

Câu 9: Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?

  • A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến
  • B. Chống ách đô hộ của nhà Hán
  • C. Chống ách đô hộ của nhà Đường
  • D. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc 

Câu 10: Theo anh (chị) sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân hay không? Vì sao? 

  • A. Có, vì Lý Nam Đế là người đứng đầu quốc gia
  • B. Không, vì hậu duệ của Lý Nam Đế vẫn còn sống và tiếp tục đấu tranh
  • C. Có, vì Lý Nam Đế không có người nối dõi
  • D. Không, vì nhân dân Giao Châu vẫn đấu tranh mà không cần người lãnh đạo

Câu 11: Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào năm nào?

  • A. Năm 542
  • B. Năm 245
  • C. Năm 524
  • D. Năm 245

Câu 12: Ý nào sau đây không phản ánh đúng nét nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

  • A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến
  • B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt
  • C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta
  • D. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô

Câu 13: Đây là câu nói của nhân vật lịch sử nào?

“Tôi muốn cưỡi gió đạp sóng, chèm cả kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt trước người đời, cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?"

  • A. Trưng Trắc
  • B. Trưng Nhị
  • C. Bà Triệu
  • D. Lê Chân

Câu 14: Nghĩa quân làm chủ vùng đất Đường Lâm, chiếm thành Tống Bình, sắp đặt việc cai trị trong vòng 9 năm. Đây là kết quả của cuộc khởi nghĩa nào?

  • A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
  • C. Khởi nghĩa Lý Bí.
  • B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
  • D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 15: Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gần với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?

  • A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
  • B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
  • C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
  • D. Khởi nghĩa của Lý Bí.

Câu 16: Nhận xét nào không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh của nhân dân Giao Châu do Lý Bí Lãnh đạo?

  • A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến
  • B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt
  • C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta
  • D. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô

Câu 17: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tổng Bình, tự sắp đặt được việc cai trị trong vòng bao lâu? 

  • A. 3 năm
  • B.  9 năm
  • C. 10 năm
  • D. Hơn 60 năm

Câu 18: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra vào thời gian nào? 

  • A. Giữa thế kỷ VI
  • B. Đầu thế kỷ VII
  • C. Đầu thế kỷ VIII
  • D. Cuối thế kỷ X

Câu 19: Xác định câu đúng về nội dung lịch sử:

  • A. Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị đã nổi dậy khởi nghĩa và giành thắng lợi.
  • B. Trưng Trắc được suy tôn làm “Lệ Hải Bà Vương”, đóng đó ở Mê Linh.
  • C. Năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nên nước Vạn Xuân, đóng đó ở Cổ Loa (Hà Nội).
  • D. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan không chỉ lan rộng ra phạm vi cả nước mà còn được cả nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp hưởng ứng.

Câu 20: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là

  • A. động Khuất Lão.
  • B. cửa sông Tô Lịch
  • C. thành Long Biên.
  • D. đầm Dạ Trạch.

Câu 21: Nội dung nào phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công?

  • A. Do sự ủng hộ của nhân dân
  • B. Do sự suy yếu của nhà Đường
  • C. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó
  • D. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước

Câu 22: Đâu không phải chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ?

  • A. Đặt lại các khu vực hành chính và cử người trông coi mọi việc
  • B. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch
  • C. Lập lại sổ hộ khẩu
  • D. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới

Câu 23: Ai là người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi?

  • A. Khúc Hạo
  • B. Khúc Thừa Mĩ
  • C. Dương Đình Nghệ
  • D. Ngô Quyền

Câu 24: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa gì quan trọng? 

  • A. Kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
  • B. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài
  • C. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc từ sau cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ
  • D. Đem lại nền tự chủ cho dân tộc sau một thời gian dài bị đô hộ

Câu 25: Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối?

  • A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc
  • B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân
  • C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh
  • D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui

Câu 26: Mùa thu năm 930, quân Nam Hán:

  • A. đem quân sang đánh nước ta
  • B. cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta
  • C. cử sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống
  • D. cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.

Câu 27: Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm chức gì ?

  • A. Thái thú
  • B. Đô úy
  • C. Tiết độ sứ An Nam đô hộ
  • D. Thứ sử An Nam đô hộ

Câu 28: Ngô Quyền từ vùng châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn vào thười gian nào?

  • A. Tháng 10/938
  • B. Tháng 11/938
  • C. Tháng 12/938
  • D. Tháng 1/938 

Câu 29: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ tự xưng là gì?

  • A. An Nam quốc vươngB
  • B. Hoàng đế
  • C. Tiết độ sứ
  • D. Thái úy

Câu 30: Chiến lược đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét gì nổi bật?

  • A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.
  • B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù
  • C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng
  • D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước

Câu 31: Nhân vật nào được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

  • A. Lý Bí
  • B. Khúc Thừa Dụ
  • C. Khúc Hạo
  • D. Dương Đình Nghệ

Câu 32: Khúc Hạo gửi con trai sang làm con tin nhà Nam Hán nhằm mục đích gì?

  • A. Cắt đứt quan hệ với nhà Đường, thiết lập quan hệ với nhà Nam Hán
  • B. Thể hiện sự thần phục với nhà Nam Hán để giảm thiểu nguy cơ bị xâm lược
  • C. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Hậu Lương
  • D. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Dương Đình Nghệ

Câu 33: Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc?

  • A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
  • B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt
  • C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện
  • D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước

Câu 34: Quân Nam Hán đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai vào năm nào?

  • A. Năm 930
  • B. Năm 931
  • C. Năm 937
  • D. Năm 938

Câu 35: Đâu không là nguyên nhân khi Ngô Quyền chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng?

  • A. Do quân Nam Hán chắc chắn sẽ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng
  • B. Do muốn lợi dụng con nước thủy triều
  • C. Do hai bên bờ sông có thể xây dựng quân mai phục hỗ trợ thủy binh
  • D. Do đã bị mất người dẫn đường là Kiều Công Tiễn 

Câu 36: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Nam Hán, hành động đầu tiên của Ngô Quyền khi kéo quân ra Bắc là gì?

  • A. Triệu tập các tướng lĩnh bàn kế sách đánh giặc
  • B. Huy động nhân dân xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng
  • C. Tiến vào Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn
  • D. Cử đoàn sứ giả sang hòa giải với nhà Nam Hán

Câu 37: Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ?

  • A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
  • B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã nói đậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
  • C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
  • D. Có con trai là Khúc Hạo người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.

Câu 38: Thông tin nào dưới đây không chính xác về sông Bạch Đằng?

  • A. Chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng).
  • B. Đây là con đường thuỷ tốt nhất để đi vào nước ta.
  • C. Lòng sông hẹp và nồng, mực nước vùng cửa sông lúc thuỷ triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều.
  • D. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lấy... giúp bố trí lực lượng quân thuỷ, bộ cùng chiến đấu chặn giặc thuận lợi.

Câu 39: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930 – 931)?

  • A. Dương Đình Nghệ
  • B. Khúc Thừa Dụ
  • C. Khúc Hạo
  • D. Ngô Quyền

Câu 40: Căn cứ làng Giảng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ nay thuộc địa phương nào? 

  • A. Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
  • B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
  • C. Huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hóa.
  • D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ