Câu 1: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về Người tinh khôn:
- A. Có thể đi bằng hai chi sau.
- B. Biết ghè đẽo làm công cụ lao động thô sơ.
- C. Có bộ não nhỏ hơn Người tối cổ.
-
D. Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
Câu 2: Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy tại Đông Nam Á ở:
- A. Pôn-đa-ung (Mi-an-ma).
- B. Lang Spi-an (Cam-pu-chia).
- C. Sa-ra-wak (Ma-lay-xi-a).
-
D. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
Câu 3: Những dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được tìm thấy ở khu vực:
-
A. Lạng Sơn, Thanh Hóa.
- B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Hòa Bình, Lai Châu.
- D. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Câu 4: Tại Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam) các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích của Người tối cổ là:
-
A. Di cốt hóa thạch.
- B. Di chỉ đồ đá.
- C. Di chỉ đồ đồng.
- D. Di chỉ đồ sắt.
Câu 5: So với loài Vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hóa hơn hẳn:
- A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
- B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
-
C. Thể tích sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
- D. Cơ thể người tối cổ lớn hơn Vượn người.
Câu 6: So với Người tối cổ, về cấu tạo cơ thể, Người tinh khôn tiến hóa hơn hẳn:
- A. Thể tích sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
- B. Cơ thể người tối cổ lớn hơn Vượn người.
- C. Đứng bằng hai chân, hai chi trước thành hai tay, có thể cầm nắm.
-
D. Cơ thể gọn và linh hoạt tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người.
Câu 7: Đâu không phải là điểm tiến bộ của Người tinh khôn so với Người tối cổ?
- A. Hộp sọ và thể tích não lớn hơn.
- B. Chế tạo công cụ lao động tinh xảo hơn.
- C. Trán cao, mặt phẳng, cơ thể linh hoạt.
-
D. Đi, đứng hoàn toàn bằng 2 chi sau.
Câu 8: Đứng và đi bằng hai chân, bàn tay bước đầu được giải phóng dùng để cầm, nắm là đặc điểm của:
- A. Người tinh khôn.
- B. Người tối cổ.
-
C. Vượn người.
- D. Người tinh khôn.
Câu 9: Phát hiện ở địa điểm nào trên thế giới đã dẫn tới quan điểm cho rằng nơi đây là một trong nhưng “cái nôi” của loài người:
- A. Tây Á.
- B. Bắc Phi.
- C. Nam Mĩ.
-
D. Đông Phi.
Câu 10: Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa người tối cổ và người tinh khôn là:
- A. Thể tích óc phát triển.
- B. Bàn tay khéo léo.
-
C. Óc sáng tạo.
- D. Xương cốt nhỏ.
Câu 11: Công cụ lao động của Người tối cổ được chế tác từ:
-
A. Đá.
- B. Sắt.
- C. Chì.
- D. Đồng thau.
Câu 12: Ở Việt Nam, công cụ lao động bằng đá của Người tối cổ được tìm thấy nhiều ở:
- A. Núi Đọ (Thanh Hóa).
- B. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
- C. An Khê (Gia Lai).
-
D. Cả A và C đều đúng
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không thể hiện đời sống vật chất của người nguyên thủy thông qua lao động và công cụ lao động:
- A. Biết tạo ra lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn.
-
B. Những chiếc rìu đá mài lưỡi của Người tối cổ ra đời đánh dấu một bước tiến đáng kể của công cụ đá.
- C. Nguồn thức ăn thu được từ săn bắt động vật nhờ cải tiến công cụ lao động phong phú hơn.
- D. Biết mài đá để tạo ra công cụ lao động, biết sử dụng lao, cung tên.
Câu 14: Rìu tay và mảnh tước Núi Đọ (Thanh Hóa) có niên đại khoảng:
-
A. 400 000 năm tuổi.
- B. 450 000 năm tuổi.
- C. 500 000 năm tuổi.
- D. 550 000 năm tuổi.
Câu 15: Người tối cổ sống chủ yếu ở trong các:
-
A. Hang, động.
- B. Ngôi nhà sàn.
- C. Ngôi nhà xây bằng gạch.
- D. Nhà thuyền trên sông nước.
Câu 16: Đặc điểm nào không đúng khi nói về người nguyên thủy ở Việt Nam?
- A. Biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
- B. Sống quần tụ thành các thị tộc, bộ lạc.
- C. Các mộ táng có chôn tho công cụ lao động và đồ trang sức.
-
D. Đồ gốm được phổ biến, tuy nhiên hoa văn còn chưa mang tính chất nghệ thuật.
Câu 17: Kĩ thuật chế tác đá giai đoạn Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn Núi Đọ?
- A. Biết ghè đẽo những hòn đá cuội ven suối để làm công cụ.
-
B. Biết ghè đẽo, sau đó mài cho phần lưỡi sắc, nhọn hơn.
- C. Biết sử dụng các hòn cuội có sẵn ở ven sông, suối làm công cụ.
- D. Biết ghè đẽo, sau đó mài toàn bộ phần thân và phần lưỡi công cụ.
Câu 18: Ý nghĩa của việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi là:
- A. Chủ động được nguồn thức ăn.
- B. Hạn chế phụ thuộc vào săn bắt, hái lượm.
- C. Đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Người tối cổ không dùng lửa vào mục đích nào sau đây?
- A. Nung chảy kim loại.
- B. Làm chín thức ăn.
- C. Sưởi ấm.
- D. Xua đuổi thú dữ
Câu 20: Trong bức vẽ trên hang đá ở sa mạc Sahara, cách ngày ngay khoảng 10 000 năm, miêu tả đời sống định cư của người nguyên thuỷ với hình ảnh rõ nhất là cảnh những con người đang cưỡi trên lưng thú và nhiều gia súc. Điều đó chứng tỏ Sahara là vùng đất chứng kiến con người định cư, sinh sống, thuần dưỡng và chăn nuôi từ 10 000 năm trước. Hiện nay, Sahara có lại là vùng đất sa mạc không. Điều này gợi cho em suy nghĩ gì?
- A. Sự tàn phá của người nguyên thủy trên sa mạc Sahara.
-
B. Biến đổi khí hậu, con người cần có trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường sống.
- C. Con người đã rời sa mạc Sahara đến định cư ở nơi khác.
- D. Nguồn động vật trên sa mạc Sahara dần cạn kiệt.
Câu 21: Để làm đẹp cho bản thân, người nguyên thủy không sử dụng phương pháp nào dưới đây?
- A. Dùng trang sức.
- B. May trang phục từ da thú…
- C. Dùng màu để vẽ lên người.
-
D. Xăm mình
Câu 22: Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông là do:
- A. Cư dân sinh sống phân tán ở nhiều khu vực.
- B. Cư dân sinh sống chủ yếu ở vùng núi.
-
C. Tính liên kết trong cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn tiếp tục được bảo lưu.
- D. Quan hệ giữa người với người là bất bình đẳng.
Câu 23: Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng gắn liền với các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun là:
-
A. Cư dân phát hiện ra thuật luyện kim và biết chế tạo công cụ lao động, vũ khí bằng đồng.
- B. Cư dân phát hiện ra đồng đỏ.
- C. Cư dân đã luyện đc đồng thau và sắt.
- D. Cư dân phát hiện ra thuật luyện kim.
Câu 24: Người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau từ nền văn hóa:
- A. Sa Huỳnh.
- B. Đồng Nai.
- C. Đồng Đậu.
-
D. Phùng Nguyên.
Câu 25: Cư dân Bắc Bộ ở Việt Nam biết tới đồng từ khi:
- A. 2 000 năm trước.
- B. 3 000 năm trước.
-
C. 4 000 năm trước.
- D. 1 000 năm trước.
Câu 26: Bước tiến của xã hội nguyên thủy khi có công cụ lao động bằng kim loại là:
- A. Con người có thể khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
- B. Nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi có bước phát triển.
- C. Nghề luyện kim và chế tác đồ đồng yêu cầu kĩ thuật cao.
-
D. Con người không chỉ đủ ăn mà còn có cả sản phẩm dư thừa
Câu 27: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về xã hội nguyên thủy ở Việt Nam khi có công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện:
- A. Mở rộng địa bàn cư trú.
- B. Chuyển xuống cư trú ở các vùng đồng bằng ven sông.
- C. Biết dùng cày gỗ có lắp lưỡi bằng đồng để cày ruộng, trồng lúa, dùng lưỡi hái để gặt.
-
D. Định cư ở địa bàn có điều kiện thuận lợi để săn bắt, hái lượm.
Câu 28: Người nguyên thủy ở Việt Nam không tập trung ở địa bàn:
- A. Vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
- B. Vùng đồng bằng ven biển miền Trung.
-
C. Vùng Tây Nguyên.
- D. Đồng bằng lưu vực sông Đồng Nai.
Câu 29: Ý nào sau đây phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi có sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại:
- A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
- B. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.
- C. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 30: Việc sử dụng công cụ bằng kim loại không giúp cho người nguyên thủy ở Việt Nam:
- A. Mở rộng địa bàn cư trú, rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông.
- B. Biết dùng cày có lưỡi bằng đồng để cày ruộng, dùng lưỡi hái để gặt.
- C. Sống định cư lâu dài ở ven các con sông lớn, tạo thành những khu vực tập trung dân cư, chuẩn bị cho sự ra đời của các quốc gia sơ kì đầu tiên.
-
D. Hợp sức để đánh thắng quân Tần xâm lược, lập ra nhà nước Âu Lạc.