[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nước Văn Lang ra đời vào:

  • A. Thế kỉ V TCN.
  • B. Thế kỉ VI TCN.
  • C. Thế kỉ VII TCN.
  • D. Thế kỉ VIII TCN.

Câu 2: Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:

  • A. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
  • B. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc hầu, Lạc tướng.
  • C. 15 bộ, dưới bộ là các Bồ chính.
  • D. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc tướng, chiềng, chạ.

Câu 3: Vua Hùng và lạc dân có mối quan hệ:

  • A. Xa cách.
  • B. Gần gũi.
  • C. Phân biệt.
  • D. Lạc dân không được nhìn thấy mặt Vua Hùng.

Câu 4: Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào:

  • A. Ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.
  • B. Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
  • C. Ngày mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.
  • D. Ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Câu 5: Công cụ sản xuất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu là:

  • A. Lưỡi cày.
  • B. Lưỡi hái.
  • C. Cuốc, rìu.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Người Văn Lang, Âu Lạc thường sử dụng nhà sàn để:

  • A. Cư dân làm nhà ở những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi nên cần tránh thú dữ.
  • B. Tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi.
  • C. Nguyên vật liệu làm nhà dễ tìm kiếm.
  • D. Theo truyền thống có từ xa xưa.

Câu 7: Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:

  • A. Lúa gạo là lương thực chính.
  • B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
  • C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên.
  • D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.

Câu 8: Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào thời Văn Lang, Âu Lạc không còn được duy trì và phát triển đến ngày nay là:

  • A.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các lực lượng tự nhiên.
  • B. Tục gói bánh chứng, làm bánh giày, ăn trầu.
  • C. Lễ hội ngày mùa, đấu vật, đua thuyền.
  • D. Xăm mình tránh thủy quái.

Câu 9: Thành cổ Luy Lâu thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay:

  • A. Hà Nội.
  • B. Bắc Ninh.
  • D. Thanh Hóa.
  • C. Nghệ An.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc trên lĩnh vực chính trị đối với nhân dân Âu Lạc?

  • A. Sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc.
  • B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
  • C. Cửa quan lại người Hán tới cai trị Âu Lạc.
  • D. Đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt

Câu 11: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về Thành cổ Luy Lâu:

  • A. Thành cổ Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) từ thời Hán đã là trị sở của chính quyền đô hộ.
  • B. Là nơi lưu lại dấu tích liên quan đến chính sách cai trị và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Việt thời Bắc thuộc.
  • C. Luy Lâu là một thành cổ có lịch sử trên 2 000 năm được xây dựng từ thời Đông Hán.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam là:

  • A. Chùa Bái Đính (Ninh Bình).
  • B. Chùa Dâu (Bắc Ninh).
  • C. Chùa Hương (Hà Nội).
  • D. Chùa Một Cột (Hà Nội).

Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây không cho thấy chính sách đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

  • A. Tín ngưỡng thời cúng tổ tiên được duy trì và giữ gìn.
  • B. Hội làng được tổ chức và diễn ra trong các làng, xã.
  • C. Phong tục, tập quán được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, mặc váy yếm, làm bánh chưng, bánh giầy.
  • D. Người Việt nghe, nói và truyền lại cho con chữ Hán.

Câu 14:Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy dân Việt:

  • A. Có tinh thần nồng nàn yêu nước.
  • B. Không được học tiếng Hán.
  • C. Khó đồng hóa về văn hóa.
  • D. Có tinh thần đấu tranh dũng cảm.

 Câu 15: Phong tục tương truyền có từ đòi Hùng Vương, có trong văn hóa giao tiếp của người Việt, thể hiện tình cảm của con người dành cho nhau là:

  • A. Xăm mình.
  • B. Ăn trầu.
  • C. Nhuộm răng đen.
  • D. Mặc váy yếm. 

Câu 16: Câu thơ sau nói về phong tục nào của người Việt: “Cái trống mà thủng hai đầu/ Bên ta thời có, bên Tàu thì không”:

  • A. Xăm mình.
  • B. Mặc áo dài.
  • C. Mặc yếm.
  • D. Mặc váy và yếm.

Câu 17: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo:

  • A. Bà Triệu.
  • B. Hai Bà Trưng.
  • C. Lý Bí.
  • D. Mai Thúc Loan.

Câu 18: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:

  • A. Làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).
  • B. Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
  • C. Dân chúng quận Giao Chỉ lần lượt nổi dậy, lực lượng ngày càng đông đảo.
  • D. Chính quyền ban tước cho tướng có công, miễn giảm thuế khóa cho dân.

Câu 19: Vị anh hùng sớm liên kết với các hào kiệt như Triệu Quang Phục, Phạm Tu,…để chống lại nhà Lương là:

  • A. Ngô Quyền.
  • B. Phùng Hưng.
  • C. Lý Bí.
  • D. Mai Thúc Loan. 

Câu 20: Đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hoá sinh vào cõi bất diệt nằm ở:

  • A. Huyện Mê Linh, Hà Nội
  • B. Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
  • C. Quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • D. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội. 

Câu 21: Người đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội) và tự xưng Tiết độ sứ là:

  • A. Khúc Hạo.
  • B. Khúc Thừa Dụ.
  • C. Ngô Quyền.
  • D. Dương Đình Nghệ.

 Câu 22: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng về nội dung của cuộc cách Khúc Hạo:

  • A. Định lại mức thuế cho công bằng.
  • B. Bải bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.
  • C. Tha bỏ lực dịch cho dân đỡ khổ.
  • D. Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất.

 Câu 23: Sau các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan), mục tiêu giành độc lập:

  • A. Đã được thực hiện trọn vẹn.
  • B. Chưa thực hiện trọn vẹn.
  • C. Chưa bao giờ được thực hiện.
  • D. Không phải là mục tiêu chính.

 Câu 24: Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền được xây dựng vào thời Nguyễn (thế kỉ XIX) thuộc địa phương:

  • A. Huyện Sơn Tây, thành phố Hà Nội ngày nay.
  • B. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
  • C. Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ngày nay.
  • D. Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. 

Câu 25:Tên gọi ban đầu của nước Chăm-pa khi người dân Tượng Lâm nổi dậy lật đổ ách thống trị ngoại bang là:

  • A. Phù Nam.
  • B. Lâm Ấp.
  • C. Chân Lạp.
  • D. Tượng Lâm. 

Câu 26: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa:

  • A. Sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ đời sống hằng ngày mà còn được dùng để trao đổi buôn bán trong nước với các nước khác.
  • B. Người Chăm-pa bán những sản phẩm nổi tiếng của miền nhiệt đới như trầm hương, vàng, bạc, hổ phách,…để đổi lấy nho, ô-liu,…(từ các nước phương Tây).
  • C. Người Chăm giỏi nghề đi biển.
  • D. Vương quốc Chăm-pa là một trung tâm buôn bán quốc tế thời bấy giờ, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập.

Câu 27: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm khác biệt là:

  • A. Phát triển khai thác lâm sản và xây dựng đền tháp.
  • B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
  • C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
  • D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

Câu 28: Sri trong tiếng Phạn nghĩa là:

  • A. Địa chủ.
  • B. Hoàng đế.
  • C. Đấng tối cao.
  • D. Vua. 

Câu 29: Những sản phẩm thủ công nghiệp thể hiện đặc trưng của vùng văn hóa sông nước là:

  • A. Khắc tượng, thần từ đá, gỗ.
  • B. Đồ trang sức bằng vàng.
  • C. Ấm vòi cổ ngỗng và cà ràng.
  • D. Ấm đất nung.

 Câu 30: Khía cạnh trong văn hóa vật chất của Phù Nam thể hiện những nét đặc trưng của đời sống sống nước:

  • A. Xây thành thị ven biển.
  • B. Đi lại bằng xe ngựa.
  • B. Làm nhà trên kệnh rạch, đi lại bằng ghe thuyền.
  • D. Trồng lúa nước.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ