[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P9)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Năm 214 TCN, nước nào ở phương Bắc đã đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc người Việt:

  • A. Nhà Hán.
  • B. Nhà Tấn.
  • C. Nhà Tần.
  • D. Nhà Đường.

Câu 2: Quân Tần ở phương Bắc đã đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc người Việt vào năm:

  • A. 211 TCN.
  • D. 212 TCN.
  • C. 213 TCN.
  • D. 214 TCN.

Câu 3: Kết quả cuộc chiến đấu chống quân Tần của người Lạc Việt và người Âu Việt là:

  • A. Tướng giặc Đồ Thư bị giết.
  • B. Quân Tần thất trận.
  • C. Nhà Tần cho quân nhanh chóng rút lui.
  • D. Tướng giặc Đồ Thư bị giết, phải rút về nước.

Câu 4:Vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc là:

  • A. Tấm che ngực.
  • B. Nỏ Liên châu.
  • C. Mũi tên đồng.
  • D. Giáo hình lá mía.

Câu 5: An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích:

  • A. Mở rộng lãnh thổ bằng cách gây chiến tranh với các nước.
  • B. Đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
  • C. Kiến trúc và trình độ luyện kim đạt trình độ cao.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 6: Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh:

  • A. Quân Tần xâm lược nước phương Nam.
  • B. Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.
  • C. An Dương Vương đã lãnh đạo nhân dân chống quân xâm lược Triệu Đà.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương:

  • A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
  • B. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng,
  • C. Cả nước được chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
  • D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

Câu 8: Điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang là:

  • A. Vua nắm mọi quyền hành trong việc trị nước.
  • B. Có quân đội và vũ khí tốt.
  • C. Lãnh thổ mở rộng hơn (vượt ra khỏi vùng châu thổ sông Hồng) nên nước được chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiếng chạ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến truyền thuyết:

  • A. Mị Châu - Trọng Thuỷ. 
  • B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.  
  • C. Cây tre trăm đốt.
  • D. Rùa vàng (Rùa Thần).

 Câu 10: Lễ hội nào sau đây không phải của người Văn Lang, Âu Lạc:

  • A. Hội ngày mùa.
  • B. Hội đấu vật.
  • C. Té nước.
  • D. Đua thuyền. 

Câu 11: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là:

  • A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc.
  • B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc.
  • C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán.
  • D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc.

Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:

  • A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.
  • B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.
  • C. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước ta.
  • D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa nhân dân ta.

Câu 13: Tầng lớp có thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính quyền độ hộ chèn ép là:

  • A. Lạc tướng.
  • B. Lạc hầu.
  • C. Hào trưởng người Việt.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế là:

  • A. Nô tì.
  • B. Nông dân lệ thuộc.
  • C. Nông dân công xã.
  • D. Nô lệ.

Câu 15: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

  • A. Kĩ thuật làm giấy, dệt lụa…
  • B. Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên.
  • C. Nhuộm răng đen, xăm mình.
  • D. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.

Câu 16: Dưới thời Bắc thuộc, kĩ thuật tiến bộ nào của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam?

  • A. Làm đồ gốm.
  • B. Sản xuất muối.
  • C. Đúc đồng, rèn sắt.
  • D. Bón phân Bắc trong trồng trọt.

Câu 17: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm:

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ La-tin.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ Chăm cổ.

Câu 18: Trước sự đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc người Việt đã:

  • A. Học theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.
  • B. Bài trừ, không theo lễ nghi, phong tục tập quán của nhà Hán.
  • C. Sinh hoạt theo nếp sống riêng, không theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.
  • D. Duy trì nếp sống riêng, nhưng có có tiếp thu và cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp.

Câu 19: Một số địa điểm di tích liên quan đến các nhân vật lịch sử thời Bắc thuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,…thể hiện:

  • A. Tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta.
  • B. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.
  • C. Sự phát triển cùa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
  • D. Vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.

Câu 20: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã khiến cho toàn thể….chấn động”:

  • A. Cửu Chân.
  • B. Cửu Đức.
  • C. Giao Châu.
  • D. Nhật Nam.

Câu 21: Tôn giáo du nhập từ Ấn Độ và phát triển ở Phù Nam là:

  • A. Hin-đu giáo.
  • B. Thiên chúa giáo.
  • C. Nho giáo.
  • D. Đạo giáo.

Câu 22: Phật giáo chiếm ưu thế ở Phù Nam vào:

  • A. Thế kỉ III - IV.
  • B. Thế kỉ IV - V.
  • C. Thế kỉ V - VI.
  • D. Cuối thế kỉ V - đầu thế kỉ VI.

Câu 23: Công trình kiến trúc, điêu khắc thuộc về người Chăm cổ là:

  • A. Chùa hang A-gian-ta.
  • B. Bia Võ Cảnh.
  • C. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • D. Đầu ngói lớp có trang trí mặt sử tử.

Câu 24: Từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ V, Phù Nam:

  • A. Dần suy yếu và bị một vương quốc của người Khơ-me thôn tính.
  • D. Là một trong những nước có phạm vi lãnh thổ lớn nhất Đông Nam Á.
  • C. Chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Óc Eo.
  • D. Quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 25: Hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là:

  • A. Sản xuất nông nghiệp.
  • B. Đánh bắt thủy hải sản.
  • C. Chế tác kim hoàn, sản xuất thủ công.
  • D. Ngoại thương đường biển.

Câu 26: Nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta là:

  • A. Làm giấy.
  • B. Khảm xà cừ.
  • C. Đúc đồng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng công cụ lao động phổ biến bằng:

  • A. Sắt.
  • B. Thiếc.
  • C. Đồng đỏ.
  • D. Đồng thau.

Câu 28: Điểm nổi bật trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  • A. Thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên.
  • B. Chỉ có người giàu mới được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây.
  • C. Tất cả cư dân khi chết được chôn theo những công cụ và đồ trang sức.
  • D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 29: Phong tục xăm mình tránh thủy quái được duy trì cho đến thế kỉ:

  • A. Thế kỉ XIV.
  • B. Thế kỉ XV.
  • C. Thế kỉ XVI.
  • D. Thế kỉ XVII.

Câu 30: Hoạt động kinh tế rất phát triển ở Phù Nam là:

  • A. Đánh bắt thủy hải sản.
  • B. Chế tác kim hoàn.
  • C. Sản xuất nông nghiệp.
  • D. Ngoại thương đường biển.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ