NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tầng lớp cuối cùng trong xã hội Văn Lang là
- A. những người quyền quý
- B. dân tự do
- C. nông dân
-
D. nô tì
Câu 2: Nội dung nào phản ánh đúng về đời sống nông nghiệp của cư dân Văn Lang?
- A. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
-
B. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
- C. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
- D. Nghề rèn sắt phát triển mạnh và đạt trình độ cao.
Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?
- A. Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Hin-đu.
- B. Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Phật.
- C. Cư dân Văn Lang có tục hỏa táng người chế.
-
D. Cư dân Văn Lang thường xuyên tổ chức lễ hội.
Câu 4: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang thể hiện điều gì?
- A. Đặc trưng của dân tộc chỉ có một ngành kinh tế là nông nghiệp.
- B. Tính chuyên chế của bộ máy nhà nước.
- C. Đặc trưng của dân tộc chuyên làm nghề thủ công và buôn bán.
-
D. Tính cộng đồng sâu sắc của người Lạc Việt.
Câu 5: Cư dân Văn Lang thường tổ chức ngày hội, với tiếng trống đồng rộn vang, thể hiện mong muốn gì?
-
A. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
- B. Con cháu đông đủ, mùa màng bội thu.
- C. Cầu mong sức khỏe cho dân làng.
- D. Đất nước yên bình, không có giặc ngoại xâm .
Câu 6: Vua nào làm ra bánh chưng, bánh dày cho người Việt?
- A. Hùng Vương thứ V
- B. Hùng Vương thứ VI
-
C. Hùng Vương thứ VII
- D. Hùng Vương thứ VIII
Câu 7: Nghề đúc đồng thời Văn Lang thể hiện rõ nhất tài năng người thợ đúc ở dụng cụ tiêu biểu nào?
- A.Lưỡi cày, mũi giáo.
-
B.Trống đồng, thạp đồng với văn hoa tinh xảo.
- C.Vũ khí, cung tên bằng đồng.
- D.Mũi tên, lưỡi liềm đồng với độ sắc bén cao.
Câu 8: Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?
-
A. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt
- B. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt
- C. Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng
- D. Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của người Việt
Câu 9: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc nhuộm răng đen, xăm mình với mục đích:
- A. Làm đẹp
- B. có ý nghĩa tâm linh
- C. tránh bị thủy quái làm hại
-
D. cả A và C
Câu 10: Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang gồm những gì?
- A. cơm nếp, rau quả, thịt, cá
-
B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.
- C. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.
- D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô.
Câu 11: Công cụ lao động của người dân Văn Lang, Âu Lạc gồm những đồ vật gì?
- A. Lưỡi cày, lưỡi hái
- B. Cuốc, rìu bằng đồng
- C. Máy cày, máy tuốt lúa, xẻng, cuốc
-
D. Cả A và B
Câu 12: Câu chuyện “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?
-
A. ăn trầu, gói bánh chưng bánh giày trong ngày lễ hội.
- B. nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.
- C. lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.
- D. trống lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.
Câu 13: Ngoài canh tác nông nghiệp, cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn biết:
- A. Trồng hoa màu, nuôi tằm, đánh bắt cá
- B. Dệt vải, làm đồ gốm
- C. Luyện kim
-
D. Tất cả các phương án trên
Câu 14: Đâu không phải là phong tục thời Văn Lang, Âu Lạc?
- A. Tục thờ cúng tổ tiên
- B. Gói bánh chưng, bánh giày ngày Tết
-
C. Làm lễ thôi nôi cho trẻ nhỏ
- D. Chôn cất người chết
Câu 15: Trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện ở huyện Nam Xang (tỉnh Hà Nam ngày nay) vào khoảng thời gian nào?
- A. Năm 1883
- B. Năm 1890
-
C. Năm 1893
- D. Năm 1900
Câu 16: Truyền thuyết gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần thời Văn Lang, Âu Lạc:
-
A. Bánh Chưng bánh Giày
- B. Hai Bà Trưng
- C. Mai An Tiêm
- D. Sơn Tinh - Thủy Tinh
Câu 17: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc thường xây nhà sàn ở đâu?
- A. Trên các cao nguyên để chăn nuôi gia súc
- B. Trên các sườn núi, cao nguyên để tránh ngập lụt
- C. Trên lưu vực các con sông lớn để thuận lợi canh tác nông nghiệp
-
D. Những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi để tránh thú dữ
Câu 18: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:
- A. Voi
- B. Trâu, bò
-
C. Thuyền
- D. Xe ngựa
Câu 19: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục ngày thường của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc?
- A. Mặc khố dài, để mình trần, đi quốc mộc.
-
B. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.
- C. Mặc khố dài, đội mũ cắm lông chim.
- D. Đi quốc mộc, mặc khố ngắn, đội mũ gắn lông chim
Câu 20: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục thường ngày của phụ nữ thời Văn Lang – Âu Lạc?
- A. Mặc váy.
- B. Mặc Áo xẻ giữa.
- C. Mặc yếm che ngực.
-
D. Mặc áo dài, váy xòe.
Câu 21: Họ thường làm nhà ở:
- A. Vùng đất cao ven sông
- B. Sườn đồi
- C. Ven biển
-
D. Tất cả phương án trên đều đúng
Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
-
A. Buôn bán qua đường biển là ngành kinh tế chủ đạo.
- B. Cư dân chủ yếu cống bằng nghề nông trồng lúa nước.
- C. Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu…
- D. Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
- A. Thờ cúng tổ tiên.
-
B. Tục thờ thần – vua.
- C. Thờ các vị thần tự nhiên.
- D. Chôn cất người chết.
Câu 24:Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:
-
A. Nhà sàn.
- B. Nhà trệt.
- C. Nhà tranh vách đất.
- D. Nhà lợp ngói.
Câu 25: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?
- A. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
- B. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
- C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
-
D. Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu…
Câu 26: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
- A. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
- B. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
- C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
-
D. Thường xuyên tổ chức các lễ hội gắn với nền nông nghiệp.
Câu 27: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sống quần tụ trong các:
-
A. Chiềng, chạ.
- B. Làng, bản.
- C. Xã, huyện.
- D. Thôn, xóm.
Câu 28: Lễ hội nào sau đây không phải của người Văn Lang, Âu Lạc:
- A. Hội ngày mùa.
- B. Hội đấu vật.
-
C. Té nước.
- D. Đua thuyền.
Câu 29: Phong tục xăm mình tránh thủy quái được duy trì cho đến thế kỉ:
-
A. Thế kỉ XIV.
- B. Thế kỉ XV.
- C. Thế kỉ XVI.
- D. Thế kỉ XVII.
Câu 30: Một trong những chiếc trống đồng có hoa văn phong phú nhất minh chứng cho nền văn minh của người Việt cổ, được phát hiện vào năm 1893 ở tỉnh Hà Nam là:
-
A. Trống đống Ngọc Lũ.
- B. Trống đồng Đông Sơn.
- C. Trống đồng Cảnh Thịnh.
- D. Trống đồng Vạn Gia Bá.
Câu 31: Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào thời Văn Lang, Âu Lạc không còn được duy trì và phát triển đến ngày nay là:
- A.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các lực lượng tự nhiên.
- B. Tục gói bánh chứng, làm bánh giày, ăn trầu.
- C. Lễ hội ngày mùa, đấu vật, đua thuyền.
-
D. Xăm mình tránh thủy quái.
Câu 32: Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc khẳng định truyền thống gì của dân tộc Việt Nam buổi đầu dựng nước ?
-
A. Đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước
- B. Trọng nam khinh nữ
- C. Trọng văn
- D. Trọng võ
Câu 33: Câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy để lại bài học gì cho đời sau?
- A. Phải có tinh thần đoàn kết- quân dân trên dưới một lòng
- B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh
- C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc
-
D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù
Câu 34: Việc tìm thấy Trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và cả ngoài nước đã phản ánh điều gì?
-
A. Thuật luyện kim phát triển cao, nổi tiếng ở cả khu vực
- B. Thuật luyện kim được phát minh ở nước ngoài du nhập vào nước ta
- C. Thuật luyện kim được phát minh ở nước ta phát triển ra nước ngoài
- D. Công cụ và vật dụng kim loại đã thay thế hoàn toàn đồ đá
Câu 35: Nguyên nhân chính nào khiến cư dân Văn Lang phải sống quầy tụ trong các làng chạ?
- A. Do họ có chung huyết thống
- B. Do cần phải xua đuổi thú dữ
-
C. Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm
- D. Do yêu cầu của nền kinh tế
Câu 36: Những thành tựu của nền văn minh Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam?
-
A. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt
- B. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt
- C. Cơ sở hình thành nền văn minh Sông Hồng
- D. Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của dân tộc
Câu 37: Thời Văn Lang, ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí,… những người thợ thủ công còn biết đúc
- A. cuốc
- B. xẻng
-
C. trống đồng, thạp đồng
- D. dao
Câu 38: Công cụ mà người dân Văn Lang sử dụng để xới đất, gieo cấy là:
-
A. Công cụ bằng đồng.
- B. Công cụ bằng đá.
- C. Công cụ bằng thiếc.
- D. Công cụ bằng sắt.
Câu 39: Trong các ngày hội, thường vang lên tiếng
- A. hò reo của người dân.
- B. chế tác công cụ lao động.
-
C. trống đồng
- D. đập các thanh tre với nhau
Câu 40: Ngoài cây lương thực và hoa màu, cư dân Văn Lang còn biết trông cây gì mà thời kì nguyên thủy chưa có?
- A. Trồng cây khoai lang.
- B. Trồng cây bầu, cây bí.
-
C. Trông dâu nuôi tầm để dệt vải.
- D. Trông cây chuối, cây cau.