[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 1: Tại sao cần học lịch sử

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 1: Tại sao cần học lịch sử thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lịch sử là gì?

  • A. Tất cả những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
  • B. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
  • C. Tất cả những hoạt động của con người trong tương lai.
  • D. Tất cả những hoạt động của con người đang diễn ra.

Câu 2: Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về:

  • A. Toàn bộ những hoạt động đã diễn ra của con người trong quá khứ.
  • B. Xã hội loài người trong quá khứ.
  • C. Lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
  • D. Những hoạt động của con người ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Câu 3: Các yếu tố cơ bản để tìm hiểu một chuyện xảy ra trong quá khứ là:

  • A. Thời gian xảy ra.
  • B. Không gian xảy ra.
  • C. Con người liên quan tới sự kiện đó.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.  

Câu 4: Các câu hỏi cần tự đặt ra và trả lời khi tìm hiểu về một chuyện xảy ra trong quá khứ là:

  • A. Việc đó có ý nghĩa và giá trị gì đối với ngày nay.
  • B. Vì sao sự việc đó xảy ra, ai liên quan đến sự việc đó.
  • C. Việc đó xảy ra khi nào, ở đâu, xảy ra như thế nào?
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Trong nhà trường phổ thông, Lịch sử là môn học:

  • A. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh của nhân loại.
  • B. Tìm hiểu những tấm gương anh hùng trong quá khứ.
  • C. Ghi lại các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian.
  • D. Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người.

Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử:

  • A. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • B. Lịch sử là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
  • C. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ.
  • D. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng là lịch sử vì hởi nghĩa được diễn ra vào năm 40-43 đã xảy ra trong quá khứ.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc học lịch sử:

  • A. Giúp đúc kết bài học từ quá khứ, phục vụ hiện tạo, xây dựng tương lai.
  • B. Giúp hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương.
  • C. Giúp hiểu được sự hình thành, phát triển của khoa học tự nhiên.
  • D. Giúp tìm hiểu sự hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại.

Câu 8: Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử:

  • A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai.
  • B. Sự hình thành các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
  • C. Hoạt động của vương triều Nguyễn.
  • D. Các trận đánh lớn của quân và dân ta.

 Câu 9: Sự kiện lịch sử có thể chia thành những loại:

  • A. Lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc, lịch sử loài người.
  • B. Lịch sử dòng họ, lịch sử làng xã, lịch sử thế giới.
  • C. Lịch sử thế giới, lịch sử quốc gia, lịch sử gia đình.
  • D. Lịch sử chính trị, lịch sử văn hóa xã hội, lịch sử văn minh nhân loại.

Câu 10: Sự kiện nào sau đây không được gọi là lịch sử:

  • A. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
  • B. Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
  • C. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40.
  • D. Sự xuất hiện của thế hệ máy tính vào năm 2025.

Câu 11: Con người cần phải biết về sự thay đổi kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam vì:

  • A. Như vậy mới hiểu được sự tiến bộ của kĩ thuật canh tác so với thời trước.
  • B. Như vậy mới hiểu được công lao đóng góp của các thế hệ đi trước.
  • B. Như vậy mới cho sản lượng nông nghiệp cao.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 12: Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh cho biết điều gì về lịch sử dân tộc ta:

  • A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
  • B. Truyền thống nhân đạo, trân trọng chính nghĩa.
  • C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
  • D. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai. 

Câu 13: Tác giả của câu danh ngôn Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống là:

  • A. Đê-mô-crit.
  • B. Hê-ra-crit.
  • C. Xanh-xi-mông.
  • D. Xi-xê-rông.

Câu 14: Đâu không phải là lí do để khẳng định “Lịch sử là thầy dậy của cuộc sống”:

  • A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.
  • B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.
  • C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.
  • D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người.

Câu 15: Yếu tố nào sau đây được dùng để nói về một chuyện trong quá khứ:

  • A. Thời gian.
  • B. Không gian xảy ra.
  • C. Con người liên quan tới sự kiện đó.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Tác giả của hai câu thơ “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là:

  • A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Nguyễn Khoa Điềm.
  • C. Võ Nguyên Giáp.
  • D. Huy Cận.

Câu 17: Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết ý nghĩa của việc học lịch sử: “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”. (Nên học sử ta, Hồ Chí Minh).

  • A. Biết về tổ tiên, cội nguồn.
  • B. Biết được lịch sử vẻ vang của dân tộc.
  • C. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18: Người xưa làm ra lịch bằng cách:

  • A. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
  • B. Quan sát được sự chuyển động của các vì sao.
  • C. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 19: Âm lịch được tính theo:

  • A. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
  • B. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
  • C. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
  • D. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất.

Câu 20: Dương lịch được tính theo:

  • A. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
  • B. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất.
  • C. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
  • D. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.

Câu 21: Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sơ:

  • A. Sự lên xuống của thủy triều.
  • B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp.
  • C. Sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất và sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời.
  • D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.

Câu 22: Công lịch là loại lịch dung ở:

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Á.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Trên thế giới.

Câu 23: Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm:

  • A. Đức Phật ra đời.
  • B. Chúa Giê-su ra đời.
  • C. Chúa Giê-su qua đời.
  • D. Nguyệt thực toàn phần.

Câu 24: Thế giới cần một thứ lịch chung vì:

  • A. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng.
  • B. Âm lịch và dương lịch đều là những bộ lịch chưa chính xác.
  • C. Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, đa số các quốc gia.
  • D. Các dân tộc có xu hướng liên kết với nhau.

Câu 25: Công lịch được dùng cho đến:

  • A. Hết thời cổ đại.
  • B. Hết thời cận đại.
  • C. Hết thời trung đại.
  • D. Cho đến ngày nay.

Câu 26: Trên tờ lich của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì:

  • A. Cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
  • B. Ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song nhau.
  • C. Âm lịch theo phương Đông, dương lịch theo phương Tây.
  • D. Nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.

Câu 27: Năm 201 thuộc thế kỉ:

  • A. III.
  • B. IV.
  • C. II.
  • D. I.

Câu 28: Từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm vào năm 179 TCN đến nay (2021) là:

  • A. 1840 năm.
  • B. 2021 năm.
  • C. 2200 năm.
  • D. 2179 năm.

Câu 29: Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1 885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đó đã nằm dưới đất 3 877 năm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra bình gốm vào năm:

  • A. 2002.
  • B. 1992.
  • C. 1995.
  • D. 2005.

Câu 30: Khởi nghĩa Lý Bí năm 542 cách năm 2017:

  • A. 1473 năm.
  • B. 1476 năm.
  • C. 1475 năm.
  • D. 1477 năm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ