Trắc nghiệm Lịch sử 6 chân trời sáng tạo học kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mất thời gian bao lâu thì người tối cổ trở thành người tinh khôn trong thời kì đồ đá (người trung gian)?

  • A.4 vạn năm
  • B.5 vạn năm
  • C.6 vạn năm
  • D.7 vạn năm

Câu 2: Bằng chứng khoa học nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi có con người xuất hiện từ sớm?

  • A. Ở ĐNA: tìm thấy nhiều dấu tích ở nhiều nơi: đảo Gia-va
  • B. Ở Việt Nam: những dấu tích tìm thấy ở nhiều nơi như Thâm Khuyên, Thẩm Hai, đặc biệt phát hiện những chiếc răng Người tối cổ cách đây khoảng 400 000 năm
  • C. Cả A và B
  • D. Đáp án khác

Câu 3: Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Châu Phi. 

Câu 4: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua các giai đoạn:

  • A. Người tối cổ, người tinh khôn, người hiện đại
  • B. Người tối cổ, vượn người, người tinh khôn
  • C.  Vượn người, người tối cổ, người tinh khôn
  • D. Người tối cổ, người tinh khôn

Câu 5: Di tích người Đông Nam Á tìm thấy ở Việt Nam gặp ở những địa điểm nào?

  • A.Thẩm Khuyên, Thẩm Hai( Lạng Sơn) Đức cơ ( Gia Lai) Xuân Lộc ( Đồng Nai) Núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hóa)
  • B.Thẩm Khuyên, Thẩm Hai( Lạng Sơn) An Khê ( Gia Lai) Xuân Lộc ( Đồng Nai) Quan Yên ( Thanh Hóa)
  • C.Thẩm Khuyên, Thẩm Hai( Lạng Sơn) An Khê ( Gia Lai) Xuân Lộc ( Đồng Nai)
  • D.Thẩm Khuyên, Thẩm Hai( Lạng Sơn) An Khê ( Gia Lai) Xuân Lộc ( Đồng Nai) Núi Đọ,Quan Yên ( Thanh Hóa)

Câu 6: Di tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á tìm thấy ở bao nhiêu nước?

  • A.5
  • B.6
  • C.7
  • D.8

Câu 7: Người tình khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào? 

  • A. Khoảng 1 triệu năm trước. 
  • B. Khoảng 500 000 năm trước.
  • C. Khoảng 150 000 năm trước.
  • D. Khoảng 50 000 năm trước.

Câu 8: Cách ngày nay 15 vạn năm là niên đại xuất hiện của:

  • A. Vượn người
  • B.  Người tối cổ
  • C. Người tinh khôn
  • D. Bầy người nguyên thủy

Câu 9: Vượn người xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

  • A. Khoảng từ 6 triệu đến 5 triệu năm cách ngày nay.
  • B. Khoảng từ 5 triệu đến 4 triệu năm cách ngày nay.
  • C. Khoảng từ 4 triệu đến 3 triệu năm cách ngày nay.
  • D. Khoảng từ 3 triệu đến 2 triệu năm cách ngày nay. 

Câu 10: Con số 1450 cm3 là thể tích não của loài người nào?

  • A. Người tối cổ
  • B. Người đứng thẳng
  • C. Người tinh khôn
  • D. Người lùn

Câu 11: Những công cụ lao động của người nguyên thủy được các nhà khảo cổ học gọi là gì?

  • A. Công cụ lao động
  • B. Di chỉ khảo cổ.
  • C. Rìu tay, mảnh tước
  • D. Hóa thạch tối cổ.

Câu 12: Tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội loài người là gì?

  • A. Công xã
  • B. Bầy người
  • C. Thị tộc và bộ lạc
  • D. Cộng đồng

Câu 13: Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc là:

  • A. phụ thuộc vào thiên nhiên.
  • B. sống theo bầy đàn.
  • C. tính cộng đồng cao.
  • D. hưởng thụ bằng nhau.

Câu 14: Vì sao trong xã hội nguyên thủy sự bình đẳng vẫn luôn được coi là “nguyên tắc vàng”?

  • A. Mọi người sống trong cộng đồng
  • B. Phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp.
  • C. Là cách duy nhất để duy trì cuộc sống
  • D. Đó là quy định của các thị tộc.

Câu 15: Giai đoạn dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người là giai đoạn nào?

  • A. Xã hội có giai cấp và nhà nước.
  • B. Xã hội phong kiến.
  • C. Xã hội nguyên thủy.
  • D. Xã hội tư bản.

Câu 16: Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện? 

  • A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
  • B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
  • C. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.
  • D. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.

Câu 17: Nguyên nhân chính làm cho xã hội nguyên thủy tan rã là do đâu?

  • A. Sự phân phối sản phẩm thừa không đều
  • B. Sự xung đột liên tục giữa các bộ lạc
  • C. Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao
  • D. Sự công bằng và bình đẳng bị phá vỡ

Câu 18: Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” nhưng con người không muốn xã hội đó tồn tại vĩnh viễn là do:

  • A. đại đồng trong văn minh.
  • B. đại đồng nhưng mông muội.
  • C. không kích thích con người vươn lên trong cuộc sống.
  • D. không giải phóng được sức lao động của con người.

Câu 19: Ở ven một con sông nọ, có 12 gia đình gồm hai, ba thế hệ có chung dòng máu, cùng sinh sống với nhau. Đó là biểu hiện của tổ chức nào trong xã hội nguyên thuỷ?

  • A. Bầy người nguyên thủy
  • B. Thị tộc
  • C. Xóm làng
  • D. Bộ lạc

Câu 20:  Cuộc sống của người nguyên thủy lệ thuộc vào:

  • A. Canh tác nông nghiệp

  • B. Tự nhiên
  • C. Nguồn nước từ các sông, hồ

  • D. Nguồn tài nguyên thiên thiên

Câu 21: Thiên nhiên kỷ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra nguyên liệu mới nào để chế tạo công cụ và vũ khí?

  • A.  Đồ đá
  • B.  Hợp kim
  • C.  Kim loại
  • D.  Chất dẻo

Câu 22: Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời sớm nhất ở

  • A. Tây Á và Đông Nam Á.
  • B. Tây Á và Bắc Phi.
  • C. Tây Á và Nam Mĩ.
  • D. Tây Á và Nam Á

Câu 23: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự “chung lưng đấu cật”, hợp tác lao động và hưởng thụ lao động bằng nhau trong xã hội nguyên thủy?

  • A. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa.
  • B. Do công cụ lao động quá thô sơ.
  • C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất.
  • D. Do quan hệ huyết tộc.

Câu 24: Lý do chính nào sau đây khiến con người thời nguyên thủy phải hợp tác với nhau trong lao động?

  • A. Quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động.
  • B. Yêu cầu công việc và trình độ lao động.
  • C. Đời sống còn thấp kém nên phải “chung lưng đấu cật” để kiếm sống.
  • D. Tất cả mọi người đều được hưởng thụ bằng nhau.

Câu 25: Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là:

  • A. đồng thau - đồng đỏ - sắt.
  • B. đồng đỏ - đồng thau - sắt
  • C. đồng đỏ - kẽm - sắt.
  • D. kẽm - đồng đỏ - sắt.

Câu 26: Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí là gì? 

  • A. Xã hội có giai cấp ra đời.
  • B. Gia đình phụ hệ ra đời.
  • C. Tư hữu xuất hiện.
  • D. Thị tộc tan rã.

Câu 27: Ý nào sau đây không phải hệ quả do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?

  • A. Xuất hiện tư hữu.
  • B. Xuất hiện giai cấp.
  • C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.
  • D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.

Câu 28: Việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí đã mang lại kết quả gì lớn nhất?

  • A. khai khẩn được đất hoang
  • B. đưa năng suất lao động tăng lên
  • C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.
  • D. tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội.

Câu 29: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu - nghèo,… là những hệ quả của việc sử dụng:

  • A. công cụ đá mới.
  • B. công cụ bằng kim loại.
  • C. công cụ bằng đồng.
  • D. công cụ bằng sắt. 

Câu 30: Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào? 

  • A. Vai trò của người đàn ông được nâng cao  
  • B. Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo
  • C. Con cái lấy theo họ bố
  • D. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện

Câu 31: Ai Cập nằm ở khu vực nào hiện nay?

  • A. Đông Bắc châu Phi.
  • B. Đông Nam châu Phi.
  • C. Tây Bắc Châu Phi.
  • D. Tay châu Phi.

Câu 32: Vị vua nào đã thống nhất Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập theo truyền thuyết? 

  • A. Vua Na-mo.
  • B. Vua Tu-tan-kha-mun. 
  • C. Vua Thớt-mo (Thutmose). 
  • D. Vua Ram-sét.

Câu 33: Vùng Hạ Ai Cập nằm ở khu vực nào của Ai Cập?

  • A. Đông Ai Cập. 
  • B. Tay Ai Cap.
  • C. Nam Ai Cập.
  • D. Bắc Ai Cập.

Câu 34: Nền kinh tế của các cư dân phương Đông cổ đại có tính chất:

  • A.Khép kín
  • B.Tự túc
  • C.Tự cung tự cấp
  • D.Thương nghiệp

Câu 35: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại cụ thể đã được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

  • A. Thành thị cổ Ha-rap-pa
  • B. Kim tự tháp Ai Cập.
  • C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon
  • D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Câu 36: Điểm hạn chế trong chữ viết của người phương Đông là gì?

  • A. Chữ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.
  • B. Chất liệu để viết chữ rất khó tìm.
  • C. Các kí hiệu, hình nét không ổn định mà luôn thay đổi.
  • D. Chỉ để biên soạn các bộ kinh, không có khả năng ứng dụng trong thực tế.

Câu 37: Vì sao người Ai Cập cụ thể được cho là giỏi về hình học?

  • A. Nhờ việc quan sát thiên văn.
  • B. Việc xây dựng kim tự tháp.
  • C. Phải đo đạc ruộng đất hàng năm. 
  • D. Có nhiều nhà toán học giỏi.

Câu 38: Thành tựu văn hóa nào dưới đây được cho là có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cư dân cổ đại phương Đông?

  • A. kiến trúc.
  • B. lịch và thiên văn học.
  • C. toán học.
  • D. chữ viết.

Câu 39: Những tri thức khoa học nào dưới đây được cho là đã ra đời thuộc vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

  • A.Thiên văn học và Lịch pháp
  • B.Toán học và Thiên văn học
  • C.Lịch pháp và chữ viết
  • D.Thiên văn học, Lịch pháp và chữ viết.

Câu 40: Nguyên liệu nào sau đây cụ thể được cho là không được cư dân phương Đông cổ đại dùng để viết chữ?

  • A. Giấy Pa-pi-rút
  • B. Đất sét
  • C. Mai rùa
  • D. Vỏ cây

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ