Câu 1: Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta là chính sách cai trị của
- A. Nhà Hán
- B. Nhà Tùy
- C. Nhà Đường
-
D. Các triều đại phong kiến phương Bắc từ thời nhà Hán
Câu 2: Thời kì Bắc thuộc lần thứ ba ở nước ta bắt đầu từ khi nào?
-
A. Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân.
- B. Năm 43, nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang tái chiếm.
- C. 400 năm các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần, Đại Việt bị Trung Quốc xâm lược.
- D. Triệu Đà diệt An Dương Vương
Câu 3: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?
-
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng
- B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc
- C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán
- D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc
Câu 4: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc?
- A. địa chủ với nông dân.
- B. tư sản với công nhân.
- C. quý tộc với nông dân.
-
D. nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 5: Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là
- A Thứ sử
-
B. Thái thú
- C. Huyện lệnh
- D. Tiết độ sứ
Câu 6: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?
-
A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt
- B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi
- C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra
- D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ
Câu 7: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ chức bộ máy cai trị?
-
A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
- B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
- C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
- D. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.
Câu 8: Đến thời kì nào của chế độ phong kiến phương Bắc nước ta bị chia thành nhiều châu?
- A. thời kì nhà Triệu
- B. thời kì nhà Hán.
-
C. thời kì nhà Đường.
- D. thời kì nhà Minh.
Câu 9: Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
- A. Nghề làm gốm nổi tiếng khắp Đông Nam Á.
-
B. Sử dụng sức kéo của trâu, bò phổ biến.
- C. Hệ thống thủy lợi không được chăm sóc.
- D. Nghề rèn sắt đóng vai trò cốt yếu.
Câu 10: Ở thời kì bị đô hộ, xã hội nước ta xuất hiện thêm những nông dân không có ruộng đất, phải cày cấy thuê, lịch sử gọi đó là?
- A. nông dân công xã.
- B. nô tì
- C. nô lệ
-
D. nông dân lệ thuộc
Câu 11: Thời nhà Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ gì?
- A. Tô thuế
- B. Địa tô
-
C. Thuế khóa và lao dịch
- D. Chiếm đoạt của cải của nhân dân
Câu 12: Lí do để giai cấp thống trị chọn Nho giáo làm quốc giáo?
- A. Nho giáo được ra đời từ sớm.
-
B. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là "Thiên tử" và có quyền quyết định tất cả.
- C. Nho giáo do Khổng tử sáng lập ra.
- D. Nho giáo khuyên con người làm nhiều việc thiện.
Câu 13: Nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?
- A. Suy yếu trầm trọng về mọi mặt.
-
B. Có sự mở mang và phát triển.
- C. Kiệt quệ do bị bòn rút mọi nguồn lực.
- D. Phát triển vượt bậc về mọi mặt.
Câu 14: Trong tổ chức cai trị, chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước Âu Lạc là gì?
-
A. Chia đất nước ta thành các quận, cử quan lại đến cai trị.
- B. Chiếm đoạt ruộng đất, bắt dân ta cống nạp sản vật quý, hương liệu, vàng bạc...
- C. Tăng cường thuế khoá và lao dịch nặng nề.
- D. Tìm cách xoá bỏ những phong tục tập quán của người Việt.
Câu 15: Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc vào Việt Nam nhằm mục đích gì?
- A. Để khai hoá văn minh cho dân tộc ta.
- B. Để đào tạo ra tầng lớp người tài, phục vụ cho chính quyền đô hộ.
- C. Để phát triển văn hoá Hán trên lãnh thổ nước ta.
-
D. Để nô dịch và đồng hoa nhân dân ta.
Câu 16: Các triều đại phong kiến phương Bắc chia Âu Lạc thành mấy quận?
- A. 2 quận
-
B. 3 quận
- C. 4 quận
- D. 5 quận
Câu 17: Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc?
- A. Rèn sắt
- B. Nghề đúc đồng
-
C. Nghề làm giấy
- D. Nghề làm gốm
Câu 18: Câu nào sau đây sai về nội du lịch sử?
- A. Trong thời kì Bắc thuộc, trồng lúa vẫn là nghề chính của nhân dân ta.
- B. Phong kiến phương Bắc đã chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
-
C. Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở đầu là nhà Hán, kết thúc là nhà Đường đã áp đặt ách cai trị lên đất nước ta.
- D. Khuôn đúc đồng, gốm men, đất nung được tìm thấy ở Luy Lâu chứng tỏ các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển trong thời kì Bắc thuộc.
Câu 19: Thời kì Bắc thuộc, ngoài nông dân công xã, trong xã hội còn xuất hiện một bộ phận mới là
- A. Nông dân lĩnh canh
- B. Nông dân vô sản
-
C. Nông dân lệ thuộc
- D. Nông dân bị chiếm hữu
Câu 20: Thời Bắc thuộc, người dân đã trồng thêm được các loại cây mới nào?
- A. Cây ăn quả, nho, oliu
-
B. Cây dâu, cây bông, cây ăn quả
- C. Cây gai, đay
- D. Lúa mì, lúa mạch