[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại (P7)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại:

  • A. Là “Đấng tối cao”.
  • B. Có quyền lực tối cao, có quân đội riêng.
  • C. Sở hữu đất đai, của cải riêng.
  • D. Có quyền lực tối cao, có quân đội và của cải riêng, sỡ hữu toàn bộ đất đai.

Câu 2: Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ vào:

  • A. Năm 20 TCN.
  • B. Năm 30 TCN.
  • C. Năm 40 TCN.
  • D. Năm 60 TCN.

Câu 3: Người Ai Cập cổ đại viết chữ trên:

  • A. Những tấm đất sét còn ướt.
  • B. Giấy làm từ cây pa-pi-rút.
  • C. Thẻ tre, trúc.
  • D. Mai rùa, xương thú.

 Câu 4: Khoảng thời gian nào nước sông Nin dâng cao, tràn lên hai bên bờ sông?

  • A. Tháng 5 đến tháng 7.
  • B. Tháng 7 đến tháng 10.
  • C. Tháng 10 đến tháng 12.
  • D. Tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Câu 5: Khoảng thời gian cư dân Ai Cập cổ đại thu hoạch và tích trữ lúa mì là:

  • A. Tháng 1 đến tháng 3.
  • B. Tháng 3 đến tháng 6.
  • C. Tháng 7 đến tháng 9.
  • D. Tháng 9 đến tháng 12. 

Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại:

  • A. Người Lưỡng Hà rất giỏi về số học.
  • B. Hiện nay, chúng ta sử dụng hệ đếm 60 để chia một giờ thành 60 phút, một phút thành 60 giây, chia một vòng tròn thành 360 độ.
  • C. Biết tình diện tích hình tròn, diện tích hình tam giác.
  • D. Người Lưỡng Hà có nhiều phương pháp đếm khác nhau, nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.

Câu 7: Thành tựu văn học nổi bật nhất của người Lưỡng Hà là:

  • A. Bộ sử thi Đăm Săn.
  • B. Thần thoại Héc-quyn.
  • C. Bộ sử thi Gin-ga-mét.
  • D. Thần thoại Nữ Oa.

Câu 8: Bộ luật thành văn quan trọng nhất của người Lưỡng Hà là:

  • A. Bộ luật ha-mu-ra-bi.
  • B. Bộ luật La Mã.
  • C. Bộ luật 12 bảng.
  • D. Bộ luật Ha-la-kha.

 Câu 9: Những thế kỉ đầu Công nguyên, đạo Bà La Môn được cải biến thành đạo:

  • A. Hin-đu.
  • B. Thiên chúa giáo.
  • C. Phật giáo.
  • D. Đạo giáo.

Câu 10: Quan niệm của Hin-đu giáo là:

  • A. Tất cả mọi người đều bình đẳng
  • B. Đề cao sức mạnh của các vị thần. Thần Sáng tạo sinh ta các đẳng cấp và con người phải tuân theo sự sắp đặt này.
  • C. Con người phải chịu tác động từ những việc làm tốt hay xấu của mình.
  • D. Con người biết ứng xử theo lẽ phải và có đạo đức thì đất nước mới thái bình, thịnh vượng.

Câu 11: Nội dung căn bản của Phật giáo là:

  • A. Con người phải chịu tác động từ những việc làm tốt hay xấu của mình.
  • B. Xây dựng một xã hội hài hòa.
  • C. Quản lí xã hội bằng luật pháp.
  • D. Đề cao lợi ích cá nhân. 

Câu 12: Chữ viết ra đời sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ là:

  • A. Chữ hình nêm,
  • D. Chữ Chăm cổ.
  • C. Chữ Hán.
  • D. Chữ Phạn.

Câu 13: Tác phẩm tôn giáo lớn của Ấn Độ và được viết bằng chữ Phạn là:

  • A. Kinh Vê-đa.
  • B. Ra-ma-y-a-na.
  • C. Ma-ha-bh-ra-ta.
  • D. Pan-cha-tan-tra.

Câu 14: Công trình kiến trúc bằng đá cổ nhất của Ấn Độ cổ đại cò lại đến ngày nay là:

  • A. Vườn treo Ba-bi-lon.
  • B. Cột đá A-sô-ca.
  • C. Đại bảo tháp San-chi.
  • D. Kim tự tháp Kê-ốp.

Câu 15: Nho gia nhấn mạnh nội dung gì?

  • A. Con người phải chịu tác động từ những việc làm tốt hay xấu của mình.
  • B. Tôn ti trật tự, nhất là bổn phận phục tùng tuyệt đối của kẻ dưới với kẻ trên.
  • C. Con người biết ứng xử theo lẽ phải và có đạo đức thì đất nước mới thái bình, thịnh vượng.
  • D. Tất cả mọi người đều bình đẳng

Câu 16: Từ thời nhà Thương, người Trung Quốc đã có chữ viết:

  • A. Chữ tượng ý.
  • B. Chữ tượng hình.
  • C. Chữ La-tin.
  • D. Chữ Hán.

Câu 17: Phố biến hơn cả ở Trung Quốc thời cổ đại là chữ khắc trên:

  • A. Mai rùa.
  • B. Xương thú.
  • C. Chuông, đỉnh đồng (kim văn).
  • D. Thẻ tre, trúc.

Câu 18: Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên:

  • A. Đất sét, gỗ.
  • B. Mai rùa, xương thú.
  • C. Giất Pa-pi-rút, đất sét.
  • D. Gạch nung, gỗ.

Câu 19: Địa động nghi là:

  • A. Thiết bị làm giấy.
  • B. Thiết bị làm la bàn.
  • C. Thiết bị đo động đất.
  • D. Thiết bị dệt tơ lụa

Câu 20: Người Trung Quốc cổ đại khắc chữ trên:

  • A. Mai rùa.
  • B. Đất sét.
  • C. Giấy Pa-pi-rút.
  • D. Vách đá.

Câu 21: Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy, triều đại tồn tại dài nhất là:

  • A. Thời Tam Quốc.
  • B. Thời Nam – Bắc Triều.
  • C. Nhà Hán.
  • D. Nhà Tấn.

Câu 22: Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước:

  • A. Quân chủ chuyên chế.
  • B. Chiếm hữu nô lệ.
  • C. Quân chủ lập hiến.
  • D. Đế chế.

Câu 23: Cơ quan nào không nằm trong tổ chức bộ máy của thành bang A-ten?

  • A. Quốc sử viện.
  • B. Đại hội nhân dân.
  • C. Tòa án 6000 người.
  • D. Hội đồng 10 tướng lĩnh

Câu 24:  Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là:

  • A. Hoàng đế.
  • B. Viện Nguyên lão.
  • C. Đại hội nhân dân.
  • D. Hội đồng 500 người

Câu 25: Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Hy Lạp và La Mã so với phương Đông cổ đại là:

  • A. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải.
  • B. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán.
  • C. Hoạt động thương nghiệp phát triển do các quốc gia này được hình thành ở ven biển Địa Trung Hải.
  • D. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác.

 Câu 26: Hệ thống chữ La-tinh ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người:

 

  • A. Ba Tư.
  • B. Hy Lạp.
  • C. Rô-ma.
  • D. Thị quốc Địa Trung Hải

Câu 27: Hệ thống chữ cái La-tinh gồm:

  • A. 25 chữ cái.
  • B. 26 chữ cái.
  • C. 27 chữ cái.
  • D. 28 chữ cái.

Câu 28:Người La Mã tạo ra hệ thống chữ số với mấy chữ cái cơ bản:

  • A. 7.
  • B. 8.
  • C. 9.
  • D. 10.

Câu 29: Người La Mã đã có phát minh nào dưới đây trong lĩnh vực xây dựng?

  • A. Bê tông.
  • B. Gạch lát nền.
  • C. Xi-măng.
  • D. Cát xây dựng

Câu 30: Tổ chức chính trị có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten:

  • A. Đại hội nhân dân.
  • B. Viện Nguyên lão.
  • C. Quốc hội.
  • D. Nghị viện.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ