[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P4)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở:

  • A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
  • B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
  • C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
  • D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).

Câu 2: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

  • A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.
  • B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.
  • C. Chia thành cấm binh và hương binh.
  • D. Chưa có quân đội.

Câu 3: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?

  • A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.                
  • B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
  • C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
  • D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 4: Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là:

  • A. Hùng Vương.
  • B. An Dương Vương.
  • C. Thủy Tinh.
  • D. Sơn Tinh.

Câu 5: Đâu không phải là ngành nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  • A. Trồng lúa nước.
  • B. Trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu.
  • C. Chăn nuôi, đánh bắt cá.
  • D. Chế tạo vũ khí bằng đồng.

 Câu 6: Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở:

  • A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
  • B. Ven đồi núi.
  • C.Trong thung lũng.                                         
  • D. Cả A, B, C đều đúng.                              

Câu 7: Một số câu ca dao, truyền thuyết có liên quan đến tục ăn trầu của cư dân Văn Lang:

  • A. Yêu nhau cau sáu bổ ba/Ghét nhau cau sáu bổ ba thành mười.
  • B. Miếng trầu là đầu câu chuyện.
  • C. Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 8: Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị đến cấp:

  • A. Châu.
  • B. Quận.
  • C. Huyện.
  • D. Lãng, xã. 

Câu 9: Trên lĩnh vực kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc đã:

  • A. Bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.
  • B. Sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.
  • C. Chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…
  • D. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ. 

Câu 10: Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc:

  • A. Thành Cổ Loa.
  • B. Thành Luy Lâu.
  • C. Thành Tống Bình.
  • D. Thành Đại La. 

Câu 11: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là:

  • A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
  • B. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển.
  • C. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc.
  • D. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt.

Câu 12: Những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy đến ngày nay:

  • A. Thờ cúng tổ tiên, hội làng.
  • B. Nói, viết bằng tiếng Việt.
  • C. Đạo giáo, Phật giáo được truyền bá.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa Việt Nam thời Bắc thuộc?

  • A. Tiếng Việt vẫn được truyền lại cho con cháu.
  • B. Lễ cày tịch điền vẫn được nhân dân duy trì.
  • C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì.
  • D. Tục nhuộm răng, xăm mình… được bảo tồn.

Câu 14: Phong tục được coi là một nét riêng trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt:

  • A. Mặc áo dài.
  • B. Đeo trang sức.
  • C. Đi chân đất.
  • D. Mặc váy và yếm. 

Câu 15: Ngày Tết giết sâu bọ của người Việt đươc tiếp tu từ phong tục nào của người Trung Quốc:

  • A. Tết Hàn thực.
  • B. Tết Đoan ngọ.
  • C. Tết Trùng dương.
  • D. Tết Thanh minh. 

Câu 16: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

  • A. Lật đổ ách cai trị của người Hán, giành được độc lập, tự chủ.
  • B. Quân Tô Định phải rút chạy về nước.
  • C. Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
  • D. Đánh tan quân của Mã Viện. 

Câu 17: Lời thề “Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng” là của:

  • A. Bà Triệu.
  • B. Hai Bà Trưng.
  • C. Mai Thúc Loan.
  • D. Lý Bí. 

Câu 18: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là:

  • A. Diễn ra qua hai giai đoạn: Khởi nghĩa và kháng chiến.
  • B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.
  • C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.
  • D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.

Câu 19: “Bố Cái đại vương” là:

  • A. Mai Thúc Loan.
  • B. Phùng Hưng.
  • C. Ngô Quyền.
  • D. Triệu Quang Phục. 

Câu 20: Nhà Đường buộc phải phong chức Tiết độ sứ vào:

  • A. Năm 905.
  • B. Năm 906.
  • C. Năm 907.
  • D. Năm 908. 

Câu 21: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì:

  • A. Tự do, tự chủ lâu dài của dân tộc.
  • B. Độc lập, tự chủ trong thời gian ngắn.
  • C. Đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ.
  • D. Độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. 

Câu 22: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở làng Đường Lâm (Hà Nội), điều này có ý nghĩa:

  • A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên.
  • B. Đây là nơi ông mất.
  • C. Đây là nơi ông xưng vương.
  • D. Nhân dân tưởng nhớ đến công lao của ông.

 Câu 23: Nhân vật được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là:

  • A. Lý Bí.
  • B. Khúc Thừa Dụ.
  • C. Khúc Hạo.
  • D. Dương Đình Nghệ.

Câu 24: Cuối thế kỉ II, kinh đô của người Chăm có tên là:

  • A. In-đra-pu-ra.
  • B. Vi-ra-pu-ra.
  • C. Sin-ha-pu-ra.
  • D. Ka-tê. 

Câu 25: Ý nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hóa của Chăm-pa:

  • A. Cư dân Chăm-pa có thói quen ở nhà sàn.
  • B. Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn.,
  • C. Người Chăm xưa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,…).
  • D. Kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa được thể hiện qua các đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đông Dương (Quảng Nam). 

Câu 26: Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang, Âu Lạc so với cư dân Cham-pa?

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
  • B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
  • C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
  • D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.

Câu 27: Lễ hội dân gian đặc sắc nhất của dân tộc Chăm có tên là:

  • A. Lễ hội Ka-tê.
  • B. Lễ hội Tháp Bà Po Nagar.
  • C. Lễ hội cầu mưa.
  • D. Lễ hội Ranuwan.

Câu 28: Thương cảng nổi tiếng và quan trọng hơn cả ở vương quốc cổ Phù Nam là:

  • A. Óc Eo.
  • B. Sin-ha-pu-ra.
  • C. Ăng-co Bo-rây.
  • D. Cả A và C đều đúng.

 Câu 29: Cư dân Phù Nam có thể gieo một mùa lúa, gặt hái:

  • A. 1 năm.
  • B. 2 năm.
  • C. 3 năm.
  • D. 4 năm. 

Câu 30: Về sự truyền bá sâu rộng các tôn giáo vào nhiều vùng đất ở Đông Nam Á, cư dân Phù Nam được coi là:

  • A. Có tín ngưỡng đa thần.
  • B. “Cầu nối”
  • C. Sớm tiếp nhận các tôn giáo bên ngoài.
  • D. “Trạm chung chuyển”. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ