[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại (P5)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Các công xã của cư dân Ai Cập cổ đại còn được gọi là:

  • A. Nôm.
  • B. Bản.
  • C. Xóm.
  • D. Chiềng, chạ.

Câu 2: Mê-nét đã thống nhất các công xa thành nhà nước Ai Cập vào khoảng:

  • A. Năm 3 000 TCN.
  • B. Năm 3 100 TCN.
  • C. Năm 3 200 TCN.
  • D. Năm 3 300 TCN.

 Câu 3: Nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin vì:

  • A. Có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển.
  • B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ lao động bằng kim loại.
  • C. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thủy.
  • D. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán.

Câu 4: Cư dân Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học do:

  • A. Chia ruộng đất cho cư dân.
  • B. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của nhà vua.
  • C. Hằng năm, nước sông Nin dâng lên cao, khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập phải tiến hành đo đạc lại diện tích.
  • D. Phải tính toán trong quá trình xây dựng kim tự tháp.

Câu 5: Giả sử lớp học của em có chiều cao 3m, em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu xem chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp gấp bao nhiêu lần chiều cao của lớp học?

  • A. 39 lần.
  • B. 49 lần.
  • C. 59 lần.
  • C. 69 lần.

Câu 6: Kì quan duy nhất của thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:

  • A. Tượng thần Zeus.
  • B. Đền Artemis.
  • C. Kim tự tháp Giza.
  • D. Hải đăng Alexandria.

Câu 7: Một số thành thị nổi tiếng ở Lưỡng Hà là:

  • A. Ua (Ur).
  • B. U-rúc (Uruk).
  • C. La-gát (Lagash).
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà và những vùng xung quanh rất phát triển do:

  • A. Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở.
  • B. Là vùng bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng.
  • C. Là vùng đất giữa hai con sông.
  • D. Nhận phù sa hằng năm từ hai con sông nên nông nghiệp phát triển, tạo ra được nhiều sản phẩm.

Câu 9: Việc hình thành nhà nước ở lưu vực các dòng sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại?

  • A. Tình trạng hạn hán kéo dài.
  • B. Sự chia cắt về lãnh thổ.
  • C. Sự tranh chấp giữa các nôm
  • D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.

Câu 10: Đồng bằng sông Ấn và đồng bằng sông Hằng thuộc:

  • A. Vùng Bắc Ấn.
  • B. Vùng Đông Ấn.
  • C. Vùng Nam Ấn.
  • D. Vùng Tây Ấn.

Câu 11: Nền văn minh Ấn Độ cổ đại hình thành gắn liền với hai con sông:

  • A. Hoàng Hà và Trường Giang.
  • B. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
  • C. Sông Ấn và sông Hằng.
  • D. Sông Nin và sông Ti-grơ.

 Câu 12: Sắp xếp các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại theo chiều từ trên xuống dưới:

  • A. Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra.
  • B. Bra-man, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Su-đra.
  • C. Su-đra, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Bra-man.
  • D. Su-đra, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Bra-man.

Câu 13: Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ:

  • A. Tên một ngọn núi.
  • B. Tên một con sông.
  • C. Tên một tộc người.
  • D. Tên một sử thi.

Câu 14: Đánh bại các nước và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN là:

  • A. Nhà Nguyên.
  • B. Nhà Chu.
  • C. Nhà Thương.
  • D. Nhà Tần. 

Câu 15: Triều đại ở Trung Quốc ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước là:

  • A. Nhà Tùy.
  • B. Nhà Hán.
  • C. Nhà Đường.
  • D. Nhà Tần.

Câu 16: Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy, triều đại tồn tại ngắn nhất là:

  • A. Nhà Tùy.
  • B. Nhà Đường.
  • C. Nhà Tấn.
  • D. Thời Nam – Bắc Triều.

Câu 17: Quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là:

  • A. Học làm người trước, học kiến thức sau; nếu không dù có tài giỏi đến mấy, không giúp ích được cho xã hội, thậm chí gây nguy hiểm cho xã hội.
  • B. Học kiến thức trước, có kiến thức mới có thể giúp ích được cho xã hội.
  • C. Cần phải học kiến thức văn hóa từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
  • D. Học văn hóa trước, tìm hiểu kiến thức xã hội sau.

Câu 18: Ý nào sau đây đã thể hiện sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?

  • A. Hội đồng 500 có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.
  • B. Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.
  • C. Vua thực hiện quyền chuyên chế.
  • D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những công việc lớn của đất nước.

Câu 19: A-ten được gọi là:

  • A. Thành bang tiêu biểu nhất ở Hy Lạp.
  • B. Đại hội đồng nhân dân ở Hy Lạp.
  • C. Các cơ quan nhà nước ở La Mã.
  • D. Hai đế quốc hùng mạnh nhất trước khi La Mã mở rộng lãnh thổ.

Câu 20: Nhà nước Hy Lạp cổ đại được tổ chức theo kiểu:

  • A.  Nhà nước cộng hòa.
  • B.  Nhà nước thành bang.
  • C.  Nhà nước quân chủ chuyên chế.
  • D.  Nhà nước phong kiến.

Câu 21: Đất đai của Hi Lạp khô cằn, chỉ thuận lợi cho sự sinh trưởng của loại cây trồng nào dưới đây?

  • A. Nho, ô liu.
  • B. Lúa nước.
  • C. Bạch dương.
  • D. Ngô đồng.

Câu 22:  Với nhiều vịnh, hải cảng là điều kiện đặc biệt thuận lợi để cư dân Hy Lạp cổ đại phát triển ngành kinh tế:

  • A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
  • B. Thủ công nghiệp.
  • C. Nông nghiệp trồng cây lâu năm.
  • D. Thương nghiệp đường biển.

Câu 23: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia Hy Lạp cổ đại tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế:

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Thủ công nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
  • D. Chăn nuôi gia súc.

Câu 24: Nhận định nào dưới đây không chính xác khi nói về các thành bang ở Hy Lạp:

  • A. Thành bang tiêu biểu nhất là và A-ten.
  • B. Các thành bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, đo lường tiền tệ và những thần bảo hộ riêng.
  • C. Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang cơ bản giống nhau.
  • D. Các thành bang ở Hy Lạp thực chất là những nhà nước chiếm hữu nô lệ.

 Câu 25: Lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã bao gồm toàn bộ các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, các vùng đất ven bờ Đại Tây Dương và quần đảo Anh vào:

  • A. Đầu thế kỉ II.
  • B. Giữa thế kỉ II.
  • C. Cuối thế kỉ II.
  • D. Thế kỉ II.

Câu 26: La Mã thiết lập hình thức cộng hòa không có vua vào:

  • A. Cuối thế kỉ V TCN.
  • B. Đầu thế kỉ VI TCN.
  • C. Giữa thế kỉ VI TCN.
  • D. Cuối thế kỉ VI TCN. 

Câu 27: Lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã bao gồm toàn bộ các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, các vùng đất ven bờ Đại Tây Dương và quần đảo Anh vào:

  • A. Đầu thế kỉ II.
  • B. Giữa thế kỉ II.
  • C. Cuối thế kỉ II.
  • D. Thế kỉ II.

Câu 28: La Mã thiết lập hình thức cộng hòa không có vua vào:

  • A. Cuối thế kỉ V TCN.
  • B. Đầu thế kỉ VI TCN.
  • C. Giữa thế kỉ VI TCN.
  • D. Cuối thế kỉ VI TCN.

Câu 29: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại ở La Mã dưới thời Ốc-ta-vi-út là:

  • A. Dân chủ cộng hòa.
  • B. Nhà nước đế chế
  • C. Cộng hòa Tổng thống.
  • D. Quân chủ lập hiến.

Câu 30: Cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ phải được bầu ra nhưng thực chất quyền lực nằm trong tay của:

  • A. Vua.
  • B. Hội đồng 10 tướng lĩnh
  • C. Tòa án 6000 người
  • D. Viện Nguyên Lão.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ