[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:

  • A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
  • B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:

  • A. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
  • B. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
  • C. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
  • D. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.

 Câu 3: Cư dân Văn Lang, Lạc phải sống quần tụ trong các chiềng, chạ vì:

  • A. Họ có chung huyết thống.
  • B. Cần phải xua đổi thú dữ.
  • C. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.
  • D. Yêu cầu của nền kinh tế công thương nghiệp.

Câu 4: Công lao của các Vua Hùng đối với đất nước là:

  • A. Các vua Hùng đã có công khai hoang mở mang diện tích đất trồng trọt.
  • B. Các vua Hùng đã có công dựng nước.
  • C. Các vua Hùng đã có công giữ nước.
  • D. Các vua Hùng đã có công lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm.

Câu 5: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng để làm gì?

  • A. Sử dụng muôi đồng để ăn cơm, thạp đồng để đựng lúa.
  • B. Sử dụng muôi đồng để gắp thức ăn, thạp đồng để đựng gạo.
  • C. Sử dụng muôi đồng để ăn cơm, gắp thức ăn; thạp đồng để đựng lúa.
  • D. Sử dụng muôi đồng để chan canh, thạp đồng để làm vật dụng trang trí nhà cửa.

 Câu 6: Đặc điểm ngôi nhà của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  • A. Thường làm nhà ở những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên những sườn đồi.
  • B. Làm nhà sàn để tránh thú dữ.
  • C. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 7: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang, Âu Lạc:

  • A. Gói bánh chưng.
  • B. Nhuộm răng đen.
  • C. Xăm mình.
  • D. Đi chân đất.

Câu 8:  Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  • A. Các loại vũ khí bằng đồng.
  • B. Các loại công cụ sản xuất bằng đồng.
  • C. Trống đồng, thạp đồng.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Nhà Hán chia Âu Lạc thành mấy quận:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:

  • A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ.
  • B. Tập trung xây đắp các thành lũy lớn như: thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, Đại La (Hà Nội).
  • C. Lực lượng quân đội đồn trú có vai trò kiểm soát các làng, xã của người Việt.
  • D. Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. 

Câu 11: Các triều đại phong kiến phương Bắc lại nắm độc quyền về muối và sắt vì:

  • A. Muối là gia vị chính không thể thiếu hằng ngày.
  • B. Sắt là vật liệu chính để chế tạo công cụ lao động, vũ khí.
  • C. Thu lợi nhuận cao và kiểm soát chặt chẽ các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa.
  • D. Tất cả A, B, C đều đúng

 Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây là đúng về chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

  • A. Người Việt học nói tiếng Hán và truyền lại chữ Hán cho con cháu.
  • B. Một số phong tục, tập quán của người Việt như nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình được xóa bỏ để thay thế bằng phong tục của người Trung Hoa.
  • C. Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,…tiếp tục được duy trì.
  • D. Phong tục ăn trầu có từ đời Hùng Vương bị xóa bỏ hoàn toàn

Câu 13: Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam nhằm:

  • A. Thủ tiêu văn hóa của người Việt.
  • B. Phát triển văn hóa của người Việt.
  • C. Tiếp thu văn hóa của người Việt.
  • D. Truyền bá tinh hoa văn hóa của người Trung Quốc.

 Câu 14: Phong tục có phong tục có từ thời dựng nước, để tránh không bị thuỷ quái làm hại là:

  • A. Nhuộm răng đen.
  • B. Xăm mình.
  • C. Ăn trầu.
  • D. Thờ cúng tổ tiên.

 Câu 15: Nhân dân ta tiếp tu Tết Hàn thực của Trung Quốc trở thành:

  • A. Tết Trung thu.
  • B. Tết Đoan ngọ.
  • C. Tết giết sâu bọ.
  • D. Tết Bánh trôi bánh chay. 

Câu 16: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

  • A. Bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc.
  • B. Mẫu thuẫn của người Việt với chính quyền cai trị nhà Ngô trở nên gay gắt.
  • C. Nhà Lương siết chặt ách cai trị khiến người Việt ngày càng khốn khổ.
  • D. Không cam chịu chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.

 Câu 17: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

  • A. Trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộ đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam.
  • B. Là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng dầu là độc lập, tự chủ của người Việt.
  • C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc, mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
  • D. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt. 

Câu 18: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) thất bại chủ yếu là do:

  • A. Lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.
  • B. Nhân dân chưa triệt để chống giặc.
  • C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng.
  • D. Người lãnh đạo không có tài năng.

Câu 19: Di tích lịch sử gắn liền với thời khai quốc, thành lập nước Vạn Xuân là:

  • A. Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội).
  • B. Lăng Bà Triệu trên đỉnh núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
  • C. Đền thờ Phùng Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).
  • D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội). 

Câu 20: Người lên nối nghiệp Khúc Thừa Dụ và tiến hành nhiều chính sách tiến bộ là:

  • A. Dương Đình Nghệ.
  • B. Ngô Quyền.
  • C. Khúc Hạo.
  • D. Phùng Hưng. 

Câu 21: Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch chống quân Nam Hán ở:

  • A. Vùng đầm Dạ Trạch.
  • B. Thành Đại La.
  • C. Cửa biển Bạch Đằng.
  • D. Cửa sông Tô Lịch.

 Câu 22: Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối:

  • A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc.
  • B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.
  • C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
  • D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui.

Câu 23: Tượng Khúc Thừa Dụ được đặt tại:

  • A. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
  • B. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngày nay.
  • C. Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ngày nay.
  • D. Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội ngày nay.

 Câu 24: Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở:

  • A. Ven sông Thu Bồn.
  • B. Ven sông Đồng Nai.
  • C. Ven sông Đà Rằng.
  • D. Ven sông Gianh. 

Câu 25: Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh:

  • A. Quãng Ngãi.
  • B. Quảng Nam.
  • C. Quảng Trị.
  • D. Quảng Bình.

Câu 26: Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa:

  • A. Trung Quốc.
  • B. Ai Cập.
  • C. Ấn Độ.
  • D. Ả Rập.

Câu 27:Bảo tàng điêu khắc Chăm là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn, trưng bày nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chăm-pa cổ nằm tại:

  • A. Quảng Ngãi.
  • B. Quảng Nam.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Bình Định.  

Câu 28: Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng:

  • A. Thế kỉ I TCN.
  • B. Thế kỉ I.
  • C. Thế kỉ II.
  • D. Thế kỉ III.

 Câu 29: Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sơ của nền văn hóa:

  • A. Văn hóa Sa Huỳnh.
  • B. Văn hóa Óc Eo.
  • C. Văn hóa Phù Nam.
  • D. Văn hóa tiền Óc Eo.

Câu 30: Nhờ đâu Phù Nam được coi là “trạm trung chuyển” của các tôn giáo vào Đông Nam Á?

  • A. Cảng biển và giao thông đường thủy phát triển.
  • B. Chính sách phát triển của nhà nước.
  • C. Kinh tế ngoại thương phát triển mạnh mẽ.
  • D. Cư dân trở thành lực lượng truyền đạo.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ