Trắc nghiệm Lịch sử 6 chân trời sáng tạo học kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là nơi tập trung các quốc gia thành thị của người Xu-me?

  • A. Vùng thượng lưu sông Ấn và sông Hằng
  • B. Vùng hạ lưu sông Ơ-pơ-rát và Ti-gơ-rơ
  • C. Vùng Thượng lưu sông Ti-gơ-rơ
  • D. Lưu vực sông Ơ-pơ-rát

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):

“Nếu ai lười biếng không chịu củng cố đập chắn nước trên đồng ruộng của mình và vì thế cái đập không được vững chắc, trong đập phát sinh lỗ hổng và nước làm ngập lụt ruộng đất đã cày cấy của công xã, thì người có cái đập có lỗ hổng đó phải bồi thường số hoa màu bị thiệt hại”.

Hãy cho biết đoạn tư liệu trên cụ thể được cho là đang nói lên điều gì? 

  • A. Vấn đề lĩnh canh ruộng đất.
  • B. Vấn đề bảo vệ công trình thủy lợi.
  • C. Vấn đề trồng vườn.
  • D. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong sản xuất.

 Câu 3: Trong lĩnh vực toán học, cư dân nước nào dưới đây ở phương Đông cổ đại thành thạo về số học? Vì sao?

  • A. Trung Quốc - vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
  • B. Ai Cập - vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp
  • C. Lưỡng Hà - vì phải đi buôn bán

Câu 4: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?

  • A. Chữ tượng hình.
  • B. Chữ tượng ý.
  • C. Chữ tượng thanh.
  • D. Chữ Phạn.

Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):

“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất”

Hãy cho biết đoạn tư liệu trên cụ thể được cho là đang nói lên điều gì? 

  • A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
  • B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
  • C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.
  • D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.
  • D. Ấn Độ - vì phải tính thuế ruộng đất hàng năm

Câu 6: Tri thức đầu tiên của người phương Đông cổ đại về thiên văn là gì?

  • A. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
  • B. Một năm chia thành 12 tháng và một ngày 24 giờ.
  • C. Thời gian trong năm được tính bằng tháng, ngày, giờ
  • D. Sự chuyển động của Mặt trời, Mặt Trăng.

Câu 7: Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời là xuất phát từ nhu cầu

  • A. Nhu cầu trao đổi
  • B. Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị
  • C. Ghi chép và lưu giữ thông tin
  • D. Phục vụ giới quý tộc

Câu 8: Em hãy đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):

“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất”

Hãy cho biết đoạn tư liệu trên nói lên điều gì?

  • A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
  • B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
  • C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.
  • D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.

Câu 9: Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông cụ thể được cho là được hình thành ở

  • A. trên các hòn đảo
  • B. lưu vực các dòng sông lớn
  • C. trên các vùng núi cao
  • D. ở các thung lũng

Câu 10: Theo em vì sao trong các bộ luật nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều điều khoản liên quan đến công tác thủy lợi và quy định hình phạt rất nặng đối với những ai vi phạm đến các điều khoản này?

  • A. Người phương Đông cổ đại rất coi trọng công tác thủy lợi.

  • B. Để đảm bảo tưới tiêu cho ruộng đồng.

  • C. Ở đây nghề nông là gốc.

  • D. Hình thành bên lưu vực các dòng sông lớn, công tác trị thủy và thủy lợi là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển quốc gia.

Câu 11: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là

  • A. Hoàng Hà và Trường Giang
  • B. sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát
  • C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ
  • D. sông Ấn và sông Hằng

Câu 12: Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của Ấn Độ cổ đại?

  • A. Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a
  • B. Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.
  • C. Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.
  • D. Ở sông Ấn có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa hàng năm lớn

Câu 13: Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ

  • A. tên một ngọn núi

  • B. tên một con sông
  • C. tên một tộc người

  • D. tên một sử thi

Câu 14: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là

  • A. Phật giáo.
  • C. Hồi giáo.
  • B. Bà La Môn giáo.
  • D. Thiên Chúa giáo.

Câu 15: Chữ viết của người Ấn Độ là

  • A. chữ La Mã.
  • B. chữ tượng hình.
  • C. chữ Phạn.
  • D. chữ hình định.

Câu 16: Tác phẩm Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học nào?

  • A. Sử thi.
  • B. Truyện ngắn.
  • C. Truyền thuyết.
  • D. Văn xuôi.

Câu 17: Tôn giáo nào do Thích Ca Mâu Ni sáng lập? 

  • A. Phật giáo 
  • B. Hin-đu giáo. 
  • C. Hồi giáo. 
  • D. Thiên Chúa giáo.

Câu 18: Chế độ đẳng cấp của người Ấn Độ được thiết lập dựa trên cơ sở nào?

  • A. Điều kiện kinh tế
  • B. Dòng họ
  • C. Sự phân biệt chủng tộc
  • D. Địa bàn cư trú

Câu 19: Ngày nay, các chữ số từ 0 đến 9 do người Ấn Độ phát minh còn được gọi là hệ số nào?

  • A. Số Ấn Độ.
  • B. Số Ả Rập.
  • C. Số Hy Lạp.
  • D. Số Ai Cập.

Câu 20: Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là 

  • A. Chùa hang A-gian-ta.
  • B. Vạn Lý Trường Thành.
  • C. Thành cổ A-sô-ca.
  • D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 21: Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện đúng nhất:

1. Trung Quốc. 2. Ai Cập 3. Ấn Độ. 4. Lưỡng Hà.

  • A. 1,2,3,4
  • B. 2,4,3,1
  • C. 2,4,1,3
  • D. 2,3,4,1

Câu 22: Người Trung Hoa đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở

  • A.  Lưu vực sông Trường Giang
  • B. Thượng lưu  sông Hoàng Hà và Trường Giang
  • C. Lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang
  • D. Vùng ven biển Đông Nam

Câu 23: Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại?

  • A. Xuất hiện sớm nhất, do nhà vua đứng đầu và bộ máy nhà nước hoàn chỉnh.
  • B. Đứng đầu nhà nước là vua, xây dựng bộ máy nhà nước hoàn chỉnh đến địa phương.
  • C. Xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu, có quyền lực tối cao.
  • D. Nhà nước đầu tiên từ thời cổ đại, bộ máy quan lại chủ yếu là nho sĩ. 

Câu 24: Theo em nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của

  • A. Nhà nước độc tài quân sự.
  • B. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.
  • C. Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
  • D. Nhà nước dân chủ tập quyền. 

Câu 25: Ở Trung Quốc, vương triều nào dưới đây hình thành đầu tiên thời cổ đại?

  • A. Nhà Chu
  • B. Nhà Tần
  • C. Nhà Hán
  • D. Nhà Hạ

Câu 26: Theo em tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại?

  • A. Xuất hiện sớm nhất, do nhà vua đứng đầu và bộ máy nhà nước hoàn chỉnh.
  • B. Đứng đầu nhà nước là vua, xây dựng bộ máy nhà nước hoàn chỉnh đến địa phương.
  • C. Xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu, có quyền lực tối cao.
  • D. Nhà nước đầu tiên từ thời cổ đại, bộ máy quan lại chủ yếu là nho sĩ.

Câu 27: Vì sao ở phương Đông lại hình thành nhà nước quân chủ chuyên chế?

  • A. Cần có thủ lĩnh để tổ chức trị thủy, chống ngoại xâm.
  • B. Địa hình bị chia cắt nhỏ nên mỗi vùng cần một thủ lĩnh.
  • C. Hoạt động buôn bán cần người đứng đầu chỉ huy.
  • D. Nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp.

Câu 28: Bộ phận thấp kém nhất trong xã hội, phải phục dịch cho quý tộc trong xã hội cổ đại phương Đông gọi chung là

  • A. nông dân công xã
  • B. nô tì
  • C. nô lệ
  • D. gia nô

Câu 29: Theo em biết bộ máy quan liêu của các nhà nước cổ đại phương Đông gồm toàn quý tộc làm nhiệm vụ

  • A. thu thuế, xây dựng công trình công cộng và chỉ huy quân đội.
  • B. quản lí luật pháp và có vai trò điều hành tất cả lĩnh vực.
  • C. quyết định mọi mặt của đất nước và chỉ huy quân đội.
  • D. soạn thảo các bộ luật và chủ huy tất cả các lĩnh vực.

Câu 30: Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài bao lâu?

  • A. Khoảng 1500 năm
  • B. Khoảng 2000 năm
  • C. Khoảng 3000 năm
  • D. Khoảng 3500 năm

Câu 31: Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma được hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây? 

  • A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển
  • B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao
  • C. Hoạt động thương mại rất phát đạt
  • D. Thể chế dân chủ tiến bộ

Câu 32: Đâu không phải là công trình kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ?

  • A. Nhà hát Đi-ô-ni-xốt
  • B. Đền Pác-tê-nông
  • C. Vườn treo Ba-bi-lon
  • D. Tượng vệ nữ thành Mi-lô

Câu 33: Điểm khác về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại so với phương Đông cổ đại là 

  • A. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải.
  • B. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán.
  • C. Hoạt động thương nghiệp phát triển do các quốc gia này được hình thành ở ven biển Địa Trung Hải.
  • D. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác

Câu 34: Bản chất xã hội chiếm nô là gì? 

  • A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ.
  • B. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ.
  • C. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.
  • D. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.

Câu 35: Bản chất nền chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây có điểm gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông? 

  • A. Dân chủ chủ nô
  • B. Dân chủ tư sản
  • C. Dân chủ nhân dân
  • D. Dân chủ quý tộc

Câu 36: Trong quốc gia cổ đại Hi Lạp, lực lượng nào được cho là lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?

  • A. Chủ nô.
  • B. Nô lệ.
  • C. Kiều dân.
  • D. Bình dân.

Câu 37: Ý nào sau đây thể hiện sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?

  • A. Hội đồng 500 có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.
  • B. Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.
  • C. Vua thực hiện quyền chuyên chế.
  • D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những công việc lớn của đất nước.

Câu 38: Nhà nước A-ten gồm mấy cơ quan chính?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 39: Loại cây trồng chủ yếu ở Hy Lạp

  • A. Cây nông nghiệp
  • B. Cà phê
  • C. Nho, ôliu
  • D. Chè

Câu 40: Một số định lí của những toán học nào từ thời cổ đại cụ thể được cho là vẫn còn rất phổ biến đến ngày nay?

  • A. Talet, Pitago, Ơclit
  • B. Pitago
  • C. Talet, Hôme
  • D. Hôme

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ