[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 2: Thời kì nguyên thủy (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 2: Thời kì nguyên thủy thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khác thác đá vào:

  • A. Thiên niên kỉ V TCN.
  • B. Thiên niên kỉ VI TCN.
  • C. Thiên niên kỉ VII TCN.
  • D. Thiên niên kỉ VIII TCN.

Câu 2: Đầu thiên niên kỉ thứ II, người nguyên thủy đã luyện được:

  • A. Đồng đỏ.
  • B. Đồng thau.
  • C. Đá.
  • D. Đồng thau và sắt.

Câu 3: Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời sớm nhất ở

  • A. Tây Á, Nam Phi.
  • B. Tây Á, Bắc Phi.
  • C. Tây Á, Trung Phi.
  • D. Tây Á , Nam Á.

Câu 4: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất lần lượt trải qua các dạng:

  • A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
  • B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.
  • C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người.
  • D. Người tối cổ, Người tinh khôn, Vượn người.

Câu 5: Vượn người xuất hiện cách ngày nay:

  • A. Khoảng 3 triệu năm.
  • B. Khoảng 5-6 triệu năm.
  • C. Khoảng 6-7 triệu năm.
  • D. Khoảng 150 000 năm trước.

Câu 7: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay:

  • A. Khoảng 4 triệu năm trước.
  • B. Khoảng 5 triệu năm trước.
  • C. Khoảng 6 triệu năm trước.
  • D. Khoảng 7 triệu năm trước.

Câu 8: Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay:

  • A. Khoảng 3 triệu năm.
  • B. Khoảng 5-6 triệu năm.
  • C. Khoảng 6-7 triệu năm.
  • D. Khoảng 150 000 năm trước.

Câu 9: Phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam:

  • A. Nhỏ hẹp.
  • B. Chủ yếu ở miền Bắc.
  • C. Hầu hết ở miền Trung.
  • D. Rộng khắp.

Câu 10: Nguồn gốc của loài người là:

  • A. Người tối cổ.
  • B. Người tinh khôn.
  • C. Vượn cổ.
  • D. Vượn người.

Câu 11: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là:

  • A. Từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn.
  • B. Từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn.
  • C. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới.
  • D. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.

Câu 12: Người hiện đại thuộc nhóm người:

  • A. Vượn cổ.
  • B. Người tối cổ.
  • C. Người tinh khôn.
  • D. Người thông minh.

Câu 13: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là:

  • A. Chế tác công cụ lao động.
  • B. Biết cách tạo ra lửa.
  • C. Chế tác đồ gốm.
  • D. Chế tác đồ gỗ.

Câu 14: Di chỉ nào là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?

  • A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
  • B. Núi Đọ (Thanh Hóa).
  • C. Xuân Lộc (Đồng Nai).
  • D. An Khê (Gia Lai).

Câu 15: Địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ là Tham Lót nằm ở:

  • A. Thái Lan.
  • B. In-đô-nê-xi-a.
  • C. Phi-lip-pin.
  • D. Ma-lai-xi-a.

Câu 16: Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở:

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Mĩ.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Âu.

Câu 17: Vượn người đã xuất hiện ở Đông Nam Á từ rất sớm và tiến hóa thành Người tối cổ, Người tinh khôn vì:

  • A. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông suối, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
  • B. Có nhiều cây cối, thú rừng, thuận lợi cho việc săn bắt, hái lượm.  
  • C. Người tinh khôn biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt.
  • D. Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, thuận lợi cho việc tìm địa bàn cư trú.

Câu 18: Tổ chức đầu tiên của người nguyên thủy là:

  • A. Công xã nông thôn.
  • B. Bầy người nguyên thủy.
  • C. Thị tộc.
  • D. Bộ lạc.

Câu 19: Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển:

  • A. Giai đoạn bầy người nguyên thủy chuyển lên giai đoạn Người tinh khôn.
  • B. Giai đoạn bầy người nguyên thủy chuyên lên giai đoạn thị tộc.
  • C. Giai đoạn thị tộc chuyển lên giai đoạn bộ lạc.
  • D. Giai đoạn bầy người nguyên thủy chuyên lên giai đoạn thị tộc, bộ lạc.

Câu 20:  Đặc điểm trong giai đoạn bầy người nguyên thủy là:

  • A. Gồm vài chục gia đình sinh sống cùng nhau, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
  • B. Gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau.
  • C. Gồm các gia đình sinh sống trên cùng địa bàn.
  • D. Gồm các gia đình ăn chung, ở chung và có sự giúp đỡ lẫn nhau.

Câu 21: Tổ chức xã hội công xã thị tộc được hình thành từ khi:

  • A. Từ khi nhà nước ra đời ven các con sông lớn.
  • B. Từ khi Người tối cổ xuất hiện.
  • C. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
  • D. Từ chặng đường đầu tiên với sự xuất hiện của Vượn người.

Câu 22: Nhận định nào dưới đây không phản ánh đúng khái niệm thị tộc:

  • A. Gồm khoảng 2-3 thế hệ có cùng dòng máu.
  • B. Đứng đầu là Tù trưởng.
  • C. Con người ăn chung với nhau.
  • D. Sống quần tụ với nhau.

Câu 23: Nhận định nào dưới đây không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc:

  • A. Gồm nhiều thị tộc sống cạnh nhau.
  • B. Có quan hệ họ hàng với nhau.
  • C. Có quan hệ gắn bó với nhau.
  • D. Sống thành từng bầy và có sự phân công lao động.

Câu 24: Hiện tượng chôn cất người chết mang ý niệm về việc “kết nối với thế giới bên kia” thể hiện:

  • A. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng xuất hiện.
  • B. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy đã có sự phát triển.
  • C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
  • D. Đời sống vật chất phong phú, đa dạng.

Câu 25: Hang động La-xcô thuộc đất nước nào ngày nay?

  • A. Pháp.
  • B. Anh.
  • C. Nga.
  • D. Nam Phi.

Câu 26: Hình vẽ trên hang động La-xcô (Pháp) có những con vật chạy nhanh như hươu, nai, ngựa,…Điều đó thể hiện:

  • A. Những con vật như hươu, nai, ngựa,…là đối tượng săn bắt của người nguyên thủy.
  • B. Người nguyên thủy đã chế tạo ra công cụ lao động bằng cung tên, vì vậy họ săn bắt những động vật chạy nhanh.
  • C. Nguồn thức ăn của người nguyên thủy đã phong phú hơn, bao gồm cả các loại thú rừng, chạy nhanh.
  • D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 27: Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng chứng tỏ:

  • A. Công cụ và đồ trang sức được làm ra ngày càng nhiều.
  • B. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng bắt đầu xuất hiện.
  • C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các gia đình.
  • D. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy đã có sự phát triển.

Câu 28: Hãy tưởng tưởng, nếu em đang ở trong một khu rừng xa xôi, hoang vắng chỉ có cây cối, hang đá, thú rừng và không có các vật dụng thời hiện đại như bật lửa, diêm, điện thoại di động, áo mưa, lương thực,…cuộc sống của em sẽ giống cuộc sống của:

  • A. Người thông minh.
  • B. Người hiện đại.
  • C. Vượn người.
  • D. Người nguyên thủy.

Câu 29: Công cụ lao động bằng vật liệu gì giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú?

  • A. Nhựa.
  • B. Đá.
  • C. Đồng.
  • D. Sắt.

Câu 30: Nhận định nào dưới đây không đúng về chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy:

  • A. Diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng.
  • B. Năng suất lao động làm ra ngày càng tăng.
  • C. Sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thường xuyên.
  • D. Nghề luyện kim phát triển nhưng yêu cầu về kĩ thuật chưa cao.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ