[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ai Cập cổ đại nằm ở phía Đông Bắc của châu lục nào?

  • A. Châu Phi.
  • B. Châu Á.
  • C. Châu Âu.
  • D. Châu Mĩ.

Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại:

  • A. Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi.
  • B. Phía bắc là vùng Thượng Ai Cập, phía nam là vùng Hạ Ai Cập.
  • C. Phía đông và phía tây giáp sa mạc.
  • D. Sông Nin mang đến nguồn nước, nguồn lương thực dồi dào cho Ai Cập cổ đại.

Câu 3: Đối với Ai Cập cổ đại, sông Nin không có vai trò:

  • A. Là tuyến đường giao thông giữa các vùng.
  • B. Cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp.
  • C. Giúp điều hòa khí hậu, khiến khí hậu Ai Cập ấm áp hơn.
  • D. Bồi đắp nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.

 Câu 4: Ý nghĩa của hình ảnh vua Na-mơ đội cả hai vương miện (vương miện Thượng Ai Cập ở mặt 1 và vương miện Hạ Ai Cập ở mặt 2) là:

  • A. Chiến thắng của vua Na-mơ với sự ủng hộ của thần Hô-rút.
  • B. Vị thần bảo hộ của các Pha-ra-ông là chim ưng.
  • C. Sự thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập trong quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại.
  • D. Là người có quyền lực tối cao, sở hữu quân đội riêng.

Câu 5: “Ai Cập là quà tặng của sông Nin” là câu nói nổi tiếng của nhà sử gia:

  • A. Hê-rô-dốt.
  • B. Tu-xi-đít.
  • C. Pô-li-biu-xơ.
  • D. Xi-xê-rông.

Câu 6: Các con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại là:

  • A. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
  • B. Sông Ấn và sông Hằng.
  • C. Hoàng Hà và Trường Giang.
  • D. Sông Ti-gơ-rơ và sông Nin.

Câu 7: Tên gọi Lưỡng Hà có nghĩa là:

  • A. Vùng đất giữa hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.
  • B. Vùng đất giữa hai con sông Nin và Ti-gơ-rơ.
  • C. Vùng đất giữa sông Ấn và sông Hằng.
  • D. Vùng đất giữa hai con sông Nin và Ơ-phơ-rát.

Câu 8: Đặc điểm nào không phải của sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát ở Lưỡng Hà là:

  • A. Cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
  • B. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ.
  • C. Thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hải.
  • D. Quanh năm mưa lũ, gây thiệt hại và khó khăn cho cư dân.

Câu 9: Những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại:

  • A. Bánh xe.
  • B. Com-pa.
  • C. La bàn cơ học.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Thành tựu văn hóa của cư dân Lưỡng Hà không còn tồn tại đến tận ngày nay là:

  • A. Kim tự tháp.
  • B. Tượng nhân sư.
  • C. La bàn cơ học.
  • D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 11: Bán đảo Ấn Độ nằm ở khu vực:

  • A. Bắc Á.
  • B. Tây Á.
  • C. Đông Á.
  • D. Nam Á. 

Câu 12: Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại:

  • A. Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a.
  • B. Ở lưu vực sông Ấn, đất đai màu hơn đồng bằng sông Hằng, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.
  • C. Dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.
  • D. Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới.

Câu 13: Bra-man (tăng lữ) có vị thế cao nhất vì trong xã hội cổ đại vì:

  • A. Là những người đại diện cho thần linh, truyền lời của thần linh đến với loài người, nên được tôn trọng và có quyền lực.
  • B. Là người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào.
  • C. Là người tạo ra chế độ đẳng cấp Vác-na.
  • D. Là người tạo ra những luật lệ hà khắc ở Ấn Độ.

Câu 14: Một số thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại vẫn còn sử dụng đến ngày nay là:

  • A. Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.
  • B. Chữ số 0.
  • C. Chùa hang A-gian-ta, cột đá A-sô-ca.
  • D. Tất cả A, B, C đều đúng. 

Câu 15: Một số thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại vẫn còn sử dụng đến ngày nay là:

  • A. Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.
  • B. Chữ số 0.
  • C. Chùa hang A-gian-ta, cột đá A-sô-ca.
  • D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Lãnh thổ Trung Quốc cổ đại so với ngày nay như thế nào:

  • A. Nhỏ hơn.
  • B. Rộng lớn hơn.
  • C. Bằng.
  • D. Tương đối rộng hơn. 

Câu 17: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sông Hoàng Hà:

  • A. Hoàng Hà là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc, được gọi là “sông Mẹ”.
  • B. Thường xuyên gây ra lũ lụt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của cư dân.
  • C. Ở lưu vực Hoàng Hà, đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm áp, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.
  • D. Trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. 

Câu 18: Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì:

  • A. Nhà Hạ.
  • B. Nhà Thương.
  • C. Nhà Chu.
  • D. Xuân Thu - Chiến Quốc.

Câu 19: Thành tựu của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII không được truyền bá và có sự ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay là:

  • A. Nhiều lễ tết quan trọng của người Việt, như: Tết Nguyên đán; tết Nguyên tiêu; tết Đoan Ngọ; Tết Trung Thu...
  • B. Người Việt đã tiếp thu Nho giáo một cách chủ động và biến Nho giáo thành một công cụ để quản lý và điều tiết quan hệ xã hội.
  • C. Chữ Hán được được sử dụng trong thi cử.
  • D. Sử dụng kĩ thuật làm giấy. 

Câu 20: Lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo:

  • A. I-ta-li-a
  • B. Ban-căng.
  • C. Trung Ấn.
  • D. Đông Dương.

 Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp:

  • A. Là lãnh thổ rộng lớn.
  • B. Nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng, các đảo trong vùng biển Ê-giê và miền ven biển phía tây Tiểu Á. .
  • C. Tương đối nghèo nàn về khoáng sản.
  • D. Thích hợp trồng nho và ô-liu do đất đai không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực.

 Câu 22: Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của tác giả:

  • A. Hô-me.
  • B. Hê-rô-đốt.
  • C. Xô-crat.
  • D. A-ri-xtot. 

Câu 23: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về giá trị kinh tế và văn hóa của cây Ô-liu của Hy Lạp:

  • A. Ô liu là cây trồng phổ biến nhất ở Hy Lạp.
  • B. Cành lá ô liu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng và hoà bình.
  • C. Hy Lạp là một trong các quốc gia xuất khẩu dầu ô liu hàng đầu thế giới.      
  • D. Dầu ô-liu dùng để làm giảm đau, sát trùng và làm nóng cơ thể. 

Câu 24: Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là:

  • A. Khu vực Địa Trung Hải.
  • B. Nam bán đảo Ban Căng.
  • C. Bán đảo I-ta-li-a.
  • D. Miền đất ven bờ Tiểu Á.

Câu 25: Ở La Mã cổ đại, vùng thung lũng sông Pô và sông Ti-bơ thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế:

  • A. Chăn nuôi.
  • B. Trồng trọt.
  • C. Buôn bán.
  • D. Khai thác khoáng sản.

Câu 26: La Mã cổ đại được hình thành ở:

  • A. Trên lưu vực các dòng sông lớn.
  • B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.
  • C. Trên các đồng bằng.
  • D. Trên các cao nguyên.

Câu 27: Người đã đưa La Mã bước vào kỉ nguyên hoàng kim của quyền lực và thương mại ở Địa Trung Hải là:

  • A. Xô-crat.
  • B. Ốc-ta-vi-út.
  • C. Hê-rô-đốt.
  • D. A-ri-xtot.

Câu 28: Thủ công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của La Mã cổ đại vì:

  • A. Đất đai khô cằn, nhỏ hẹp, không thuận lợi cho việc trồng lúa mì.
  • B. Lòng đất có nhiều khoáng sản như đồng, chì, sắt…nên thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển.
  • C. Đường bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vịnh, hải cảng, thuận lợi cho việc đi lại, neo đậu của tàu thuyền, tạo điều kiện cho nền kinh tế thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 28: Rô-ma là thủ đô của quốc gia nào hiện nay?

  • A. Pháp.
  • B. Hy Lạp.
  • C. I-ta-li-a.
  • D. Anh. 

Câu 29: Đâu không phải là vai trò của việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy đối với sự phát triển của xã hội ngày nay:

  • A. Làm bao bì, làm hộp.
  • B. Làm quạt, làm dù che.
  • C. Làm giấy vệ sinh.
  • D. Việc trao đổi thông tin qua thư điện tử được giảm bớt.

Câu 30: Đâu không phải là mục đích của các triều đại Trung Quốc khi xây dựng Vạn lý trường thành:

  • A. Bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết.
  • B. Kiểm soát biên giới.
  • C. Không cho việc vận chuyển hàng hóa theo con đường tơ lụa.
  • D. Là điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc, thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ