Câu 1: Người đứng đầu một bộ là:
- A. Lạc hầu.
-
B. Lạc tướng.
- C. Vua Hùng.
- D. Lạc dân.
Câu 2: Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang:
- A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.
- B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.
-
C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.
- D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa sự ra đời Nhà nước Văn Lang:
- A. Mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
- B. Là dấu mốc kết thúc thời kì nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.
- C. Tạo cơ sở, tiền đề cho sự hình thành và phát triển nền văn minh của thời kì dựng nước trong lịch sử Việt Nam.
-
D. Kết thúc thời kì xã hội nguyên thủy Việt Nam.
Câu 4: Vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại:
- A. Khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ).
-
B. Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
- C. Khu di tích Thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
- D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội).
Câu 5: Ngày lễ tết, trên mâm cơm của cư dân Văn Lang, Âu Lạc có thêm:
- A. Thịt gà.
- B. Bánh chưng.
- C. Mắm cá.
-
D. Bánh chưng, bánh giày.
Câu 6: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là:
- A. Buôn bán qua đường biển.
-
B. Sản xuất nông nghiệp.
- C. Sản xuất đồ thủ công.
- D. Buôn bán qua đường bộ.
Câu 7: Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), chính quyền từ cấp huyện trở lên do ai nắm giữ?
- A. Nhà Đường.
- B. Nhà Tần.
-
C. Nhà Hán.
- D. Nhà Thương.
Câu 8: Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?
- A. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.
- B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
- C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
-
D. Đưa người Hán tới, cho ở lẫn với người Việt; bắt người Việt theo lễ nghi Trung Quốc.
Câu 9: Mục đích của việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta là:
- A. Xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
- B. Ép buộc nhân dân ta theo phong tục tập quán của họ.
- C. Xây dựng trường dạy chữ Hán tại các quận, huyện.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 10: Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?
-
A. Tục nhuộm răng đen.
- B. Lễ cày tịch điền.
- C. Ăn tết Hàn Thực.
- D. Đón tết Trung thu.
Câu 11: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã:
- A. Học chữ Hán và viết chữ Hán.
- C. Chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.
- B. Không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai.
-
D. Tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt.
Câu 12: Ý không đúng khi nói về sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc:
- A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.
- B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.
- C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.
-
D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán.
Câu 13: Nhân dân ta đã tiếp thu từ Trung Quốc:
- A. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa.
- C. Tết Nguyên đán, lễ hội cầu mưa.
-
B. Tết Nguyên đán, tết Trung thu.
- D. Lễ hội tế nước, tết Trung thu.
Câu 14: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm:
- A. Năm 34.
-
B. Năm 40.
- C. Năm 42.
- D. Năm 43.
Câu 15: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:
-
A. Tô đậm thêm truyền thống yếu nước, bất khuất của dân tộc nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng.
- B. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên do phụ nữ lãnh đạo trong thời kì Bắc thuộc.
- C. Làm chủ Giao Châu.
- D. Tướng Lục Dận cùng quân nhà Ngô rút khỏi nước ta.
Câu 16: Kinh đô In-đra-pu-ra của người Chăm được lập vào:
- A. Trước thế kỉ VIII.
- B. Đầu thế kỉ VIII.
-
C. Cuối thế kỉ IX.
- D. Giữa thế kỉ X.
Câu 17: “Đấng tối cao”, đứng đầu vương quốc là:
- A. Hoàng đế.
- B. Thiên tử.
-
C. Vua.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 18: Khu đền Tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm:
- A. 1997
- B. 1998.
-
C. 1999.
- D. 2000
Câu 19: Lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
- A. Tây Nguyên.
-
B. Nam Bộ.
- C. Nam Trung Bộ.
- D. Tây Nam Bộ.
Câu 20: Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng của:
-
A. Văn hóa Ấn Độ.
- B. Văn hóa Óc Eo.
- C. Văn hóa Chăm-pa.
- D. Văn hóa Trung Quốc.
Câu 21: Trích sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (tr. 20) có đoạn viết là:
“Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ thứ VI. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỉ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỉ VII...”. Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì?
- A. Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ VI.
- B. Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
-
C. Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công.
- D. Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ đế quốc Phù Nam.
Câu 22: Phong cách xây dựng nhà cửa của người Phù Nam và người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc có điểm gì giống nhau?
-
A. Dựng những ngôi nhà sàn từ gỗ.
- B. Làm nhà trệt bằng gỗ, tre, nứa.
- C. Dựng nhà tranh, vách đất.
- D. Làm nhà trệt bằng gạch.
Câu 23: Người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân kháng chiến chống quân Nam Hán và giành được thắng lợi năm 931 là:
-
A. Dương Đình Nghệ.
- B. Ngô Quyền.
- C. Khúc Hạo.
- D. Khúc Thừa Dụ.
Câu 24: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc (từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan) đã giành được kết quả:
- A. Giành được độc lập lâu dài cho dân tộc.
-
B. Một số cuộc khởi nghĩa giành được độc lập trong thời gian ngắn.
- C. Tất cả các cuộc nổi dậy đều bị đàn áp và thất bại ngay từ đầu.
- D. Tất cả các cuộc nổi dậy đều giành thắng lợi.
Câu 25: Chiến thắng nào đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
- A. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077).
-
B. Chiến thắng Bạch Đằng (938).
- C. Chiến thắng Bạch Đằng (981).
- D. Trận chiến tại Đông Bộ Đầu (1258).
Câu 26: Những chiếc cọc gỗ ngầm của Ngô Quyền có điểm độc đáo là:
- A. Được lấy từ gỗ cây lim.
- B. Rất to và nhọn.
-
C. Đầu cọc gỗ được đẽo nhọn và bịt sắt.
- D. Được lấy từ gỗ cây bạch đàn.
Câu 27: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động kinh tế của Vương quốc Phù Nam:
- A. Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản, làm đồ thủ công, luyện đồng và rèn sắt, chế tạo vũ khí,…
- B. Người Phù Nam rất giỏi buôn bán.
-
C. Người Phù Nam buôn bán với các thương nhân nước ngoài đến từ Hy Lạp và La Mã thông qua cảng thị Óc Eo.
- D. Đồng tiền kim loại của Phù Nam được tìm thấy ở di chỉ văn hóa Óc Eo.
Câu 28: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thành tựu văn hóa của Vương quốc Phù Nam:
- A. Người Phù Nam có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt trời.
- B. Cư dân chủ động tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo. Các tôn giáo này lại tiếp tục được truyền bá đến nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á.
-
C. Cư dân Phù Nam sử dụng ngựa để đi lại và kéo xe.
- D. Nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ khá phát triển.
Câu 29: Hoạt động kinh tế nào không phải là của cư dân Chăm-pa:
- A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.
- B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gồm, trang sức, dụng cụ sản xuất.
- C. Khai thác sản vật rừng và biển.
-
D. Trồng nho, ô-liu.
Câu 30: Sản phẩm mà cư dân Chăm-pa làm ra nhằm mục đích:
- A. Phục vụ cuộc sống hằng ngày.
- B. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và cống nạp cho Trung Quốc.
- C. Trao đổi buôn bán trong nước và với các nước khác.
-
D. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và trao đổi, buôn bán trong, ngoài nước.