[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P12)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nước Âu Lạc ra đời vào năm:

  • A. 218 TCN.
  • B. 208 TCN.
  • C. 207 TCN.
  • D. 179 TCN.

Câu 2: Thục Phán lên ngôi, xưng là:

  • A. Hùng Vương.
  • B. Hoàng đế.
  • C. An Dương Vương.
  • D. Thiên tử.

Câu 3:  Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở:

  • A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
  • B. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
  • C. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
  • D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).

Câu 4: Nhà Ngô và nhà Lương đã thực hiện chính sách cai trị về kinh tế đối với nước ta như thế nào?

  • A. Tăng cường chế độ thuế khóa và loa dịch nặng nề.
  • B. Bắt dân ta cống nạp những sản vật quan trọng là muối và sắt.
  • C. Bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.
  • D. Chiếm đoạt ruộng đất.

Câu 5: Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào?

  • A. Lạc hầu, địa chủ người Việt.
  • B. Nô tì, nông dân công xã.
  • C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc.
  • D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.

Câu 6: Chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị nào về văn hóa đối với nước ta:

  • A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
  • B. Bắt nhân dân ta phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.
  • C. Tìm mọi cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

 Câu 7: Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bị đàn áp trước sự tấn công của quân Hán do ai chỉ huy?

  • A. Hoằng Tháo.
  • B. Tô Định.
  • C. Thái thú người Hán.
  • D. Mã Viện.

Câu 8: Lê Hải Bà Vương là:

  • A. Trưng Trắc.
  • B. Trưng Nhị.
  • C. Bà Triệu.
  • D. Lê Chân.

Câu 9: Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ở căn cứ:

  • A. Núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa).
  • B. Vùng đất Hoan Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh).
  • C. Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
  • D. Mê Linh (Hà Nội).

Câu 10: Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là:

  • A. Mai Hắc Đế.
  • B. Tiền Ngô Vương.
  • C. Dạ Trạch Vương.
  • D. Hoài Vũ Vương.

Câu 11: Vung tay đánh cọp xem còn dễ/Đối diện Bà Vương mới khó sao là câu nói của vị anh hùng dân tộc:

  • A. Trưng Trắc.
  • B. Trưng Nhị.
  • C. Bà Triệu.
  • D. Lê Chân.

Câu 12: Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở:

  • A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  • C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Câu 13:  Biểu hiện chứng tỏ cư dân Chăm-pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình là:

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
  • B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
  • C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
  • D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.

 Câu 14: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở:

  • A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta.
  • B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.
  • C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dãy Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.
  • D. Các tỉnh miền Trung nước ta từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.

Câu 15: Tôn giáo có trong đời sống tinh thần của người Chăm cổ là:

  • A. Phật giáo.
  • B. Thiên chúa giáo.
  • C. Đạo Bà La Môn.
  • D. Hồi giáo. 

Câu 16: Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính:

  • A. Tăng lữ, nông dân, thương nhân, nô lệ.
  • B. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
  • C. Quý tộc, nông dân, nông dân tự do, thương nhân.
  • D. Quý tộc, thương nhân, nông dân, nô lệ.

Câu 17: Đặc trưng dễ nhận biết nhất của văn hóa Phù Nam là:

  • A. Nền văn hóa mang đậm đời sống sông nước.
  • B. Nền văn hóa của những thương cảnh nhộn nhịp.
  • C. Nền văn hóa của những thành thị giàu có.
  • D. Nền văn hóa mang đậm đời sống trên kênh rạch.

Câu 18: Loại chữ du nhập vào Phù Nam là:

  • A. Chữ Chăm cổ.
  • B. Chữ tượng hình.
  • C. Chữ La-tin
  • D. Chữ Phạn.

Câu 19: Phù Nam bắt đầu suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính vào:

  • A. Thế kỉ IV.
  • B. Thế kỉ V.
  • C. Thế kỉ VI.
  • D. Thế kỉ VII.

Câu 20: Sống trong các thành thị phần lớn là:

  • A. Quý tộc.
  • B. Thương nhân.
  • C. Thợ thủ công.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

 Câu 21: Sự kiện chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc là:

  • A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).
  • B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).
  • C. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).
  • D. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).

Câu 22: Người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta là:

  • A. Triệu Đà.
  • B. Lưu Hoằng Tháo.
  • C. Thoát Hoan.
  • D. Lưu Cung.

Câu 23: Cuộc cải cách của Khúc Hạo có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?

  • A. Xây dựng mầm mống kinh tế phong kiến.
  • B. Đặt cơ sở cho chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
  • C. Xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc.
  • D. Lật đổ nền thống trị của nhà Nam Hán ở nước ta.

 Câu 24: Nghĩa quân của Mai Thúc Loan tiến ra Bắc, đánh chiếm và làm chủ thành:

  • A. Tống Bình.
  • B. Long Biên.
  • C. Đại La.
  • D. Vạn An.

Câu 25: Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng tự sắp đặt việc cai trị trong vòng bao nhiêu năm thì bị quân Đường đàn áp và chiếm lại?

  • A. 5 năm.
  • B. 7 năm.
  • C. 9 năm.
  • D. 11 năm.

Câu 26: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là:

  • A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
  • B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
  • C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • D. Khởi nghĩa Lý Bí.

 Câu 27: Tư tưởng lễ giáo của phong kiến được truyền vào Việt Nam là:

  • A. Đạo giáo.
  • B. Nho giáo.
  • C. Hin-đu giáo.
  • D. Thiên chúa giáo.

Câu 28: Việc chữ Hán du nhập vào nước ta nhằm phục vụ cho công cuộc đồng hóa được tiến hành như thế nào?

  • A. Giới hạn cho một số ít người ở các vùng trung tâm.
  • B. Tiến hành trong toàn thể nước ta.
  • C. Giới hạn cho các hào trưởng người việt.
  • D. Giới hạn cho các tù trưởng.

Câu 29: Hoạt động kinh tế chính của người Việt dưới thời Bắc thuộc là:

  • A. Sản xuất thủ công nghiệp.
  • B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
  • C. Trao đổi, buôn bán qua đường bộ.
  • D. Trao đổi, buôn bán qua đường biển.

 Câu 30: Tướng Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng đã:

  • A. Bị tử trận trong đám tàn quân.
  • B. Ngụy trang trốn về nước.
  • C. Bị quân ta bắt sống.
  • D. Chui vào ống đồng trở về nước.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ