[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P7)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người đứng đầu chiềng, chạ là:

  • A. Lạc hầu.
  • B. Lạc tướng.
  • C. Bồ chính.
  • D. Tướng lĩnh.

Câu 2: Nhà nước đầu tiên của người Việt ra đời xuất phát từ nhu cầu:

  • A. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chống giặc ngoại xâm.
  • B. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi.
  • C. Nhu cầu chống giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ.
  • D. Nhu cầu đối phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Câu 3: So với tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, điểm mới của nhà nước Âu Lạc là:

  • A. Lãnh thổ mở rộng hơn, chia thành nhiều bộ.
  • B. Lực lượng quân đội khá đông.
  • C. Vũ khí có nhiều cải tiến.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tổ chức tại Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với mục đích:

  • A. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương.
  • B. Thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trông cây”.
  • C. Phục dựng lại cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.
  • D. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương và thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Câu 5: Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng:

  • A. Thuyền.
  • B. Ngựa.
  • C. Kiệu.
  • D. Xe bò.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Buôn bán qua đường biển là ngành kinh tế chủ đạo.
  • B. Cư dân chủ yếu cống bằng nghề nông trồng lúa nước.
  • C. Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu…
  • D. Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển.

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là:

  • A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • B. Khởi nghĩa Lý Bí.
  • C. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
  • D. Khởi nghĩa Ngô Quyền.

Câu 8: Thi hành chính sách cai trị hà khắc và đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ là:

  • A. Nhà Hán.
  • B. Nhà Tùy.
  • C. Nhà Đường.
  • D. Các triều đại phong kiến phương Bắc từ thời nhà Hán.

Câu 9:  Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc?

  • A. Xây đắp các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
  • B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, hương liệu, vàng bạc.
  • C. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, lễ nghi của người Trung Hoa.
  • D. Sáo nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc, rồi chia thành các châu – quận...

Câu 10: Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

  • A. Tục thờ thần – vua.
  • B. Ăn tết Đoan Ngọ.
  • C. Tục ăn trầu, xăm mình.
  • D. Đón tết Trung thu.

Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc:

  • A. Người Việt vẫn bảo tồn và nói tiếng Việt.
  • B. Tín ngưỡng thờ cúng vẫn được duy trì.
  • C. Các nghi lễ gắn với nông nghiệp như cày tịch điền vẫn được duy trì.
  • D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,…vẫn được bảo tồn. 

Câu 12: Hãy chỉ ra những phong tục tập của người Việt được nhắc đến trong tư liệu sau:

“Dân hay vẽ mình…ưa tắm sông nên họ chèo đò lội nước rất giỏi; ngày thường không đội mũ, đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai chân,…Tiếp khách thì đãi trầu cau”.

  • A. Vẽ mình, đứng vòng hai tay.
  • B. Ngồi thì xếp bằng hai chân.
  • C. Tiếp khách bằng trầu cau.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 13: Xác định câu không đúng về nội dung lịch sử:

  • A. Tục ăn trầu, nhuộm răng đen đã trở thành tập quán truyền thống của người Việt.
  • B. Món bánh chưng, bánh giầy truyền thống của người Việt thường được làm vào dịp lễ, tết để dàng cúng tổ tiên.
  • C. Tết Hàn thực từ Trung Quốc được du nhập Việt Nam đã trở thành tết Bánh trôi, bánh chay và được tổ chức vào 5 - 5 âm lịch hàng năm.
  • D. Tết Trung thu của Trung Quốc và Việt Nam đều là ngày Tết dành riêng cho thiếu nhi.
 Câu 14: Khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm:
  • A. Năm 246.
  • B. Năm 247.
  • C. Năm 248.
  • D. Năm 249.

Câu 15: Người lên làm vua nước Vạn Xuân năm 550 là:

  • A. Lý Bí.               
  • B. Phạm Tu.
  • C. Triệu Túc.
  • D. Triệu Quang Phục. 

Câu 16: Nhận định nào dưới đây không đúng về cuộc khới nghĩa Lý Bí:

  • A. Năm 545, Triệu Quang Phục tiếp tục thay Lý Bí lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi, lên làm vua và gọi là Triệu Việt Vương.
  • B. Năm 602, nhà Tùy đưa quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
  • C. Cuối năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân.
  • D. Năm 545, Triệu Quang Phục xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch.

Câu 17:  Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là:

  • A. Động Khuất Lão.
  • B. Cửa sông Tô Lịch.
  • C. Thành Long Biên.
  • D. Đầm Dạ Trạch.

Câu 18: Vương quốc Phù Nam dần bị suy yếu và thôn tính bởi:

  • A. Chăm-pa.
  • B. Ấn Độ.
  • C. Chân Lạp.
  • D. Trung Quốc. 

Câu 19: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam:

  • A. Các thủ lĩnh quân sự hay thủ lĩnh địa phương chịu sự chi phối quyền lực của Phù Nam.
  • B. Tổ chức nhà nước ở Phù Nam trong khoảng hai thế kỉ đầu sau khi thành.
  • C. Đứng đầu nhà nước là “đấng tối cao”, nắm mọi quyền hành.
  • D. Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính như quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân. 

Câu 20: Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là:

  • A. Thờ thần Mặt trời.
  • B. Ở nhà sàn.
  • C. Thờ thần Sông.
  • D. Thờ cúng tổ tiên.

Câu 21: Cuối thế kỉ IX, đứng đầu cai trị xứ An Nam là:

  • A. Viên Tiết độ sứ người Trung Quốc.
  • B. Viên Tiết độ sứ người Việt.
  • C. Khúc Thừa Dụ.
  • D. Khúc Hạo. 

Câu 22: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ và Khúc Hạo thay cha nắm quyền tiến hành cải cách chứng tỏ:

  • A. Người Trung Quốc vẫn nắm quyền cai trị nước ta.
  • B. Nước ta đã hoàn toàn độc lập.
  • C. Ta đã xây dựng được chính quyền tự chủ của người Việt.
  • D. Kết thúc gần một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. 

Câu 23: Mùa xuân năm 40, lịch sử từng vang lên lời thề bất hủ của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến Lí Bí, Mai Thúc Loan,… đều chưa thực hiện được trọn vẹn lời thề ấy. Vậy cuối cùng, nhân vật nào đã hoàn thành trọn vẹn ước ước nguyện độc lập thiêng liêng của nhân dân Việt Nam?

  • A. Khúc Thừa Mỹ.
  • B. Ngô Quyền.
  • C. Dương Đình Nghệ.
  • D. Triệu Quang phục.

Câu 24: Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân xâm lược Tống (981)?

  • A. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.    
  • B. Vườn không nhà trống.
  • C. Tiên phát chế nhân.            
  • D. Đánh thành diệt viện.

Câu 25: Một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc thời kì Bắc thuộc là:

  • A. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
  • B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
  • B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • C. Khởi nghĩa Bà Triệu.                  

Câu 26: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc:

  • A. Trong các chính sách văn hoá, xã hội của chính quyền đô hộ, chính sách nguy hiểm nhất là chính sách đồng hoá văn hoá, đồng hóa dân tộc.
  • B. Đồng hóa dân tộc là việc ép buộc, bắt một dân tộc khác phải chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc mình.
  • C. Trước chính sách đồng hóa dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân ta buộc phải thuận theo phong tục, tập quán của họ.
  • D. Nhà Hán chủ trương đưa người Hán sang sinh sống ở nước ta lâu dài. 

Câu 27: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Thờ cúng tổ tiên.
  • B. Tục thờ thần – vua.
  • C. Thờ các vị thần tự nhiên.
  • D. Chôn cất người chết

Câu 28: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Người dân thường làm nhà sàn có mái cong hình thuyền.
  • B. Trong ngày lễ hội, người dân thích vui chơi, đấu vật, đua thuyền…
  • C. Người dân thờ các vị thần trong tự nhiên như thần sông, núi…
  • D. Cư dân xăm mình, nhuộm răng đen…

Câu 29: Triệu Đà đã sử dụng âm mưu để làm suy yếu nước Âu Lạc:

  • A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
  • B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần.
  • C. Xúi giục các bộ lạc ở trong nước nổi dậy.
  • D. Tập trung thêm quân để tiêu diệt Âu Lạc.

Câu 30: Thời kì An Dương Vương gắn với truyền thuyết nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc:

  • A. Bánh chưng – bánh giầy.
  • B. Mị Châu – Trọng Thủy.
  • C. Thánh Gióng.
  • D. Âu Cơ – Lạc Long Quân.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ