[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P5)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:

  • A. Hoàng đế.
  • B. Thiên tử.
  • C. Hùng Vương (vua Hùng).
  • D. Lạc tướng.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang:

  • A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
  • B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
  • C. Nhu cầu chống ngoại xâm.
  • D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.

Câu 3: Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang còn sơ khai, đơn giản vì:

  • A. Nhà nước ra đời trên sự hợp nhất của 15 bộ. Hùng Vương thực chất giông như một thủ lĩnh quân sự.
  • B. Sự phân hóa giàu nghèo chưa thật sự sâu sắc.
  • C. Tổ chức nhà nước còn đơn giản, chưa có luật pháp, chữ viết.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

 Câu 4: Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” muốn nhắc các thế hệ mai sau:

  • A. Nhà nước Âu Lạc là nhà nước đầu tiên trong lịch sử.
  • B. Cần luôn ghi nhớ tới cội nguồn dân tộc, lòng biết ơn và ý thức, trách nhiệm của mình trong việc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước.
  • C. Thường xuyên về thăm di tích lịch sử Đền Hùng.
  • D. Tìm hiểu, học tập tốt môn Lịch sử. 

Câu 5: Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang, Âu Lạc bao gồm:

  • A. Cơm nếp, rau quả, thịt, cá.                                                    
  • B. Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cua, tôm, cá ốc.
  • C. Rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.
  • D. Khoai, đậu, tôm, cá,, cua, ngô.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng về thức ăn của cư dân Việt cổ?

  • A. Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ.
  • B. Ngày lễ, tết có thêm bánh chưng, bánh giầy.
  • C. Sử dụng lúa mạch, lúa mì để chế biến thức ăn.
  • D. Người dân biết làm mắm cá, muối chua rau củ…

Câu 7: Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  • A. Các loại vũ khí bằng đồng.
  • B. Các loại công cụ sản xuất bằng đồng.
  • C. Trống đồng, thạp đồng.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 8: Chính quyền đô hộ của nhà Hán ở nước ta từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng có:

  • A. 2 quận.
  • B. 3 quận.
  • C. 4 quận.
  • D. 1 quận.

Câu 9: Trên lĩnh vực văn hóa, các triều đại phong kiến phương Bắc đã:

  • A. Bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.
  • B. Sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.
  • C. Chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…
  • D. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.

Câu 10: Tầng lớp trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại được quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc là:

  • A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hóa.
  • B. Địa chủ người Việt.
  • C. Nông dân làng xã.
  • D. Hào trưởng bản địa.

Câu 11: Bài học lớn nhất cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược là:

  • A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
  • B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
  • C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
  • D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.

Câu 12: Đâu là biểu hiện của việc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt?

  • A. Tiếng Việt vẫn được người Việt truyền cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
  • B. Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên
  • C. Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình, têm trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,....
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?

  • A. Người Việt vẫn nghe - nói bằng tiếng Việt.
  • B. Tục thờ thần - vua vẫn được nhân dân duy trì.
  • C. Nhân dân vẫn duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
  • D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,... được bảo tồn.

Câu 14: Yếu tố tích cực nào của văn hóa Trung Quốc được truyền bá vào nước ta trong thời Bắc thuộc:

  • A. Nhuộm răng đen.
  • B. Làm bánh chưng.
  • C. Chữ viết.
  • D. Tôn trọng phụ nữ.

Câu 15: Tết Trung thu của người Việt Nam dành cho thiếu nhi trong khi ở Trung Quốc là:

  • A. Tết Nguyên đán.
  • B. Tết Sum họp gia đình.
  • C. Tết Nguyên tiêu.
  • D. Tết Trùng dương. 

 Câu 16: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:

  • A. Tô Định bạo ngược, cai trị tàn ác khiến cho nhân dân oán hận.
  • B. Chính sách cai trị hà khắc chảu chính quyền đô hộ nhà Ngô.
  • C. Nhà Lương siết chặt ách cai trị, khiến người Việt càng thêm khốn khổ.
  • D. Bất bình với chính sách thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường. 

Câu 17: Vị anh hùng nào từng khảng khái nói: “Tôi chỉ muốn cưỡi gió, đạp sóng, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt ”.

  • A. Phùng Hưng.
  • B. Ngô Quyền.
  • C. Mai Thúc Loan.
  • D. Bà Triệu. 

Câu 18: Quân Nam Hán đưa quân sang đánh nước ta, lập quyền cai trị vào:

  • A. Mùa thu năm 930.
  • B. Mùa đông năm 930.
  • C. Năm 931.
  • D. Mùa thu năm 931. 

Câu 19: Ý nào dưới đây không đúng về cải cách của Khúc Hạo:

  • A. Chính quyền của Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
  • B. Khúc Hạo chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.
  • C. Nhân dân tự lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.
  • D. Bình quân thuế ruộng tha bỏ lao dịch. 

Câu 20: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Đố ai trên Bạch Đằng giang,

Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,

Phá quân Nam Hán tời bời,

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”

  • A. Ngô Quyền.            
  • B. Khúc Thừa Dụ.
  • C. Dương Đình Nghệ.
  • D. Mai Thúc Loan.

Câu 21: Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc?

  • A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
  • B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt.
  • C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện.
  • D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước.

Câu 22: Kinh đô Vi-ra-pu-ra của người Chăm vào đầu thế kỉ VIII ngày nay thuộc địa phương nào?

  • A. Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
  • B. Huyện Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.
  • C. Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
  • D. Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 

Câu 23: Chữ viết của người Chăm-pa bắt nguồn từ:

  • A. Chữ Hán của người Trung Quốc.
  • B. Chữ Nôm của người Việt Nam.
  • C. Chữ Pali của người Ấn Độ.
  • D. Chữ Phạn của người Ấn Độ. 

Câu 24: Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của người Chăm cổ với nền văn hóa:

  • A. Đồng Đậu.
  • B. Gò Mun.
  • C. Sa Huỳnh.
  • D. Hoà Bình. 

Câu 25: Ý nghĩa của các lễ hội được tổ chức hàng năm của người Chăm là:

  • A. Nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp.
  • B. Nguyện cầu mùa màng bội thu.
  • C. Nguyện cầu xã hội yên bình và hưng thịnh.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 26: Thương cảng Óc Eo thuộc tỉnh nào Việt Nam này nay:

  • A. Sóc Trăng.
  • B. An Giang.
  • C. Cần Thơ
  • D. Long An. 

Câu 27: Sự tinh tế của các đồ trang sức bằng kim loại và đá quý minh chứng:

  • A. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
  • B. Thành thị giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của Phù Nam.
  • C. Sự phát triển của ngoại thương.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 28:Về tôn giáo, tín ngưỡng, Phù Nam và Chăm-pa có đặc điểm giống nhau là:

  • A. Đều tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ.
  • B. Đều thờ thần Mặt Trăng.
  • C. Chỉ phát triển tín ngưỡng bản địa, không tiếp thu tôn giáo bên ngoài.
  • D. Bỏ tín ngưỡng bản địa, theo Phật giáo và Ấn Độ giáo.'

Câu 29: Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam?

  • A. Biển xâm thực đất liền.
  • B. Sa mạc hóa.
  • C. Sạt lở, xói mòn.
  • D. Động đất, sóng thần.

Câu 30: Đoạn tư liệu dưới đây cho biết điều gì về cư dân Phù Nam “Sử kí Trung Quốc chép về Vương quốc Phù Nam như sau: Dân Phù Nam mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà, chuyên nghề buôn bán…Hàng hóa bán thường ngày là vàng, bạc, lụa,…”.

(Theo Lê Hương, Sử liệu Phù Nam, NXB Nguyễn Nhiều, Sài Gòn 1974, tr.81)

  • A. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động buôn bán bằng đường biển.
  • B. Cư dân Phù Nam rất giàu có.
  • C. Ưa sử dụng đồ trang sức được làm từ vàng, bạc.
  • D. Cư dân Phù Nam tốt bụng. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ