[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P10)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa với mục đích chủ yếu là:

  • A. Phòng tuyến bảo vệ vững chắc của nước Âu Lạc.
  • B. Nơi thiết chiều của vua.
  • C. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho sư ra đời của nước Âu Lạc.
  • D. Thể hiện trình độ cao hơn thời Văn Lang. 

Câu 2: Đầu thế kỉ II TCN, Âu Lạc bị đất nước nào tấn công?

  • A. Nhà Hán.
  • B. Nhà Lương.
  • C. Nhà nước Nam Việt.
  • D. Nhà Đường.

Câu 3: Âu Lạc bị sát nhập nước Nam Việt vào:

  • A. Năm 177 TCN.
  • B. Năm 179 TCN.
  • C. Năm 197 TCN.
  • D. Năm 178 TCN.

Câu 4: Điểm khác nhau giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào buổi đầu dựng nước và giữ nước là:

  • A. Nơi đóng đô.                                                        
  • C. Nông nghiệp và sản xuất.
  • B. Tục lệ sinh sống.                                                   
  • D. Cuộc sống của người Lạc Viêt và Âu Việt.

Câu 5: Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở:

  • A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang.
  • B. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần.
  • C. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Tây Âu.
  • D. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Lạc Việt.

Câu 6: Trong xã hội Văn Lang, Âu Lạc những ngày thường nam giới:

  • A. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.
  • B. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.
  • C. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.
  • D. Đóng khố, mình trần, đi giày lá.

Câu 7: Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở nước ta trong thời Bắc thuộc?

  • A. Sử dụng chế độ tô thuế.
  • B. Bắt cống nạp sản vật.
  • C. Nắm độc quyền về muối và sắt.
  • D. Bắt nhổ lúa trồng đay.

Câu 8: Ý nào sau đây không phản ảnh đúng chuyển biến của nền kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc:

  • A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
  • B. Biết áp dụng các kĩ thuật canh tác mới.
  • C. Xuất hiện các ngành nghề thủ công mới.
  • D. Quan hệ buôn bán với các nước phương Tây phát triển.

Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc:

  • A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
  • B. Sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò.
  • C. Biết áp dụng các phương pháp, kĩ thuật mới.
  • D. Năng suất tăng hơn trước.

 Câu 10: Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là

  • A. Thái thú.
  • B. Lạc tướng.
  • C. Bồ chính.
  • D. Thứ sử.

Câu 11: Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp quận được gọi là:

  • A. Thái thú.
  • B. Lạc tướng.
  • C. Bồ chính.
  • D. Thứ sử.

Câu 12: Dưới thời thuộc Đường, chức quan đứng đầu An Nam Đô hộ phủ là:

  • A. Thái thú.
  • B. Tiết độ sứ.
  • C. Huyện lệnh.
  • D. Thứ sử.

Câu 13: Dưới thời thuộc Đường, chức quan nào đứng đầu bộ máy đô hộ cấp châu?

  • A. Thái thú.
  • B. Tiết độ sứ.
  • C. Huyện lệnh.
  • D. Thứ sử.

Câu 14: Dưới thời thuộc Đường, chức quan nào đứng đầu bộ máy đô hộ cấp huyện?

  • A. Thái thú.
  • B. Tiết độ sứ.
  • C. Huyện lệnh.
  • D. Thứ sử.

Câu 15: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về bộ máy cai trị đối với người Việt như thế nào?

  • A. Chia Âu Lạc thành 3 quận, gộp chung với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu, thủ phủ đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
  • B. Cho người Việt đứng đầu các quận, huyện.
  • C. Xây trường học, đào tạo đội ngũ tay sai.
  • D. Đàn áp người dân dưới nhiều hình thức

Câu 16: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm:

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ La-tin.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ hình nêm.

Câu 17: Nhân dân ta đã học từ Trung Hoa một số phát minh kĩ thuật nào?

  • A. Làm giấy, chế tạo thủy tinh, làm la bàn.
  • B. Làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh, làm thuốc súng, làm la bàn.
  • C. Làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.
  • D. Làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh, làm gốm, đúc đồng.

 Câu 18: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là:

  • A. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
  • B. Tạo nên bước ngoặt lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X.
  • C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc.
  • D. Để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này.

Câu 19: Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là:

  • A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách dùng người Việt để trị người Việt.
  • B. Chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.
  • C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đầu tranh bất khuất không cam chịu của nhân dân ta.
  • D. Do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc. 

Câu 20: Nước Vạn Xuân sụp đổ là do sự xâm lược của:

  • A. Nhà Đường.
  • B. Nhà Lương.
  • C. Nhà Tùy.
  • D. Nhà Triệu.

Câu 21: Nhân định nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

  • A. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
  • B. Tạo nên bước ngoặt lịch sử cho dân tộc vào đầu thể kỉ X.
  • C. Trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng đầu là độc lập, tự chủ của người Việt.
  • D. Để lại bài học kinh nghiệp quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này. 

Câu 22: Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?

  • A. Có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.
  • B. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.
  • C. Làm nhà sàn trên kênh rạch, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.
  • D. Nghề tạc tượng các vị thần, Phật rất phát triển, mang phong cách riêng.

Câu 23: Phù Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ, chinh phục các xứ lân bang vào:

  • A. Thế kỉ III.
  • B. Cuối thế kỉ III.
  • C. Thế kỉ IV
  • D. Cuối thế kỉ IV. 

Câu 24: Phù Nam là quốc gia phát triển mạnh nhất khu vực Đông Nam Á vào khoảng thời gian từ:

  • A. Thế kỉ I - IV.
  • B. Thế kỉ II - V.
  • C. Thế kỉ III - V.
  • D. Thế kỉ IV.

Câu 25: Lực lượng không tồn tại trong xã hội Phù Nam là:

  • A. Tăng lữ.
  • B. Nông dân.
  • C. Thương nhân.
  • D. Nô lệ.

Câu 26: Đâu không phải là chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ:

  • A. Đặt lại các khu vực hành chính và cử người trông coi mọi việc.
  • B. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch.
  • C. Lập lại sổ hộ khẩu.
  • D. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới.

Câu 27: Người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi là:

  • A. Khúc Hạo
  • B. Khúc Thừa Dụ.
  • C. Dương Đình Nghệ.
  • D. Ngô Quyền.

Câu 28: Mùa thu năm 930, quân Nam Hán:

  • A. Đem quân sang đánh nước ta.
  • B. Cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.
  • C. Cử sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống.
  • D. Cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.

Câu 29: Chiến lược đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét nổi bật:

  • A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.
  • B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù
  • C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng
  • D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước.

Câu 30: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa:

  • A. Kết thúc hơn 1 000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
  • B. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài.
  • C. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc từ sau cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ.
  • D. Đem lại nền tự chủ cho dân tộc sau một thời gian dài bị đô hộ.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ