[CTST] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

  • A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
  • B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
  • C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
  • D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta 

Câu 2: Ý nào được cho đã không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta? 

  • A. Đạo Phật được coi là quốc giáo
  • B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta
  • C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán
  • D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt

Câu 3: Ý kiến không lí giải đúng cho sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc?  

  • A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.
  • B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.
  • C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.
  • D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán.

Câu 4: Văn hóa ở nước ta dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật?

  • A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta
  • B. Nhân dân ta tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc
  • C. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn
  • D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc

Câu 5: Để tiếp tục chính sách “đồng hóa” từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

  • A. hạn chế sự phát triển đồ sắt.
  • B. đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.
  • C. đưa người Hán sang làm huyện lệnh.
  • D. bắt nhân dân nộp nhiều thứ thuế vô lí.

Câu 6: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?

  • A. Phật giáo.
  • B. Đạo giáo.
  • C. Nho giáo.
  • D. Kitô giáo.

Câu 7: Việc chính quyền đô hộ thời Hán nắm độc quyền đồ sắt và đặt chức quan kiểm soát việc khai thác và mua bán sắt nói lên điều gì?

  • A. Chính sách thâm độc nhằm hạn chế phát triển sản xuất và quốc phòng ở Giao Châu.
  • B. Sự thâu tóm nguyên liệu chế tạo công cụ lao động.
  • C. Sự vơ vét tàn bạo của chính quyền đô hộ.
  • D. Tính độc quyền của chính quyền đô hộ.

 Câu 8: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào nước ta trong thời Bắc thuộc?

  • A. Nhuộm răng đen.
  • B. Làm bánh chưng.
  • C. Chữ viết.
  • D. Tôn trọng phụ nữ.

Câu 9: Hãy xác định câu sai về nội dung lịch sử.

  • A. Tục ăn trầu, nhuộm răng đen đã trở thành tập quán truyền thống của người Việt.
  • B. Món bánh chưng, bánh giầy truyền thống của người Việt thường được làm vào dịp lễ, tết để dàng cúng tổ tiên.
  • C. Tết Hàn thực từ Trung Quốc được du nhập Việt Nam đã trở thành tết Bánh trôi, bánh chay và được tổ chức vào 5 - 5 âm lịch hàng năm.
  • D. Tết Trung thu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều là ngày Tết dành riêng cho thiếu nhi. 

Câu 10: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?

  • A. Do người Hán sang đô hộ nhưng không quan tâm đến văn hóa.
  • B. Do văn hóa của Người Việt phát triển quá rực rỡ.
  • C. Do truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

 

 

 

Câu 11: Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại?

  • A. Những cuộc đấu tranh chống lại phong kiến phương Bắc.
  • B. Tiếng Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục tập quán vẫn được bảo tồn.
  • C. Đứng đầu là xã là tù trường, hào trường người Việt.
  • D. Lễ hội diễn ra thường xuyên.

Câu 12: Trung tâm Phật giáo lớn nhất ở nước ta trong thời Bắc thuộc là

  • A Tổng Bình.
  • B. Mê Linh.
  • C. Luy Lâu.
  • D. Cổ Loa.

Câu 13: Nhân dân ta đã tiếp thu từ Trung Quốc

  • A. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa.
  • C. Tết Nguyên đán, lễ hội cầu mưa.
  • B. Tết Nguyên đán, tết Trung thu.
  • D. Lễ hội tế nước, tết Trung thu.

Câu 14: Văn hóa ở nước ta dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật

  • A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta
  • B. Nhân dân ta tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc
  • C. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn
  • D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc

 Câu 15: Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào nước ta trong thời Bắc thuộc?

  • A. Làm giấy.
  • B. Đúc trống đồng.
  • C. Làm gốm.
  • D. Sản xuất muối.

Câu 16: Ý không đúng khi nói về sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc

  • A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.
  • B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.
  • C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.
  • D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán.

Câu 17: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đóng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc?

  • A. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt, bắt người Việt theo phong tục, tập quán của người Hán.
  • B. Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt.
  • C. Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào nước ta.
  • D. Mở nhiều trường học đế dạy cho người Việt.

Câu 18: Chính sách “đồng hóa” của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI có thực hiện thành công không? Nó thể hiện điều gì? 

  • A.Không, sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.
  • B.Không, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ.
  • C.Có, thời gian càng dài văn hóa càng bị mai một.
  • D.Có, nhân dân đã ngả theo nền văn hóa tiên tiến hơn.

Câu 19: Ngoài việc giữ gìn được nền văn hoá bản địa của mình, nhân dân ta còn tiếp thu Trung Hoa theo hướng nào?

  • A. Tiếp thu nguyên bản những yếu tố văn hoá Trung Hoa.
  • B.  Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa
  • C. Tiếp thu nguyên bản một số lĩnh vực văn hoá Trung Hoa.
  • D. Bỏ văn hoá bản địa để học theo văn hoá Trung Hoa.

Câu 20: Người Việt giữ sinh hoạt theo nếp sống riêng với tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, và học chữ Hán bổ sung làm phong phú thêm văn hóa Việt có ý nghĩa gì?

  • A. Tập quán cổ xưa của người Việt.
  • B. Nguồn gốc ra đời từ Hán Việt.
  • C. Dân ta không bị đồng hóa mà vẫn giữ gìn bản sắc.
  • D. Nếp sinh hoạt văn hóa của người Việt.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ