Trắc nghiệm Lịch sử 6 chân trời sáng tạo học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát minh quan trọng nhất của người tối cổ là:

  • A. Chế tác công cụ lao động
  • B. Biết cách tạo ra lửa
  • C. Chế tác đồ gốm
  • D. Tạo ra kim loại

Câu 2: Dấu vết xưa nhất của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm được phát hiện ở Đông Nam Á là:

  • A.  Hóa thạch ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a)
  • B.  Chiếc sọ người tinh khôn ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a)
  • C.  Di cốt, mảnh di cốt Người tối cổ ở Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a
  • D.  Răng Người tối cổ ở Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn – Việt Nam)

Câu 3: Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa người tối cổ và người tinh khôn

  • A. Thể tích óc phát triển
  • B. Bàn tay khéo léo
  • C. Óc sáng tạo
  • D. Xương cốt nhỏ

Câu 4: Di cốt Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã tìm thấy ở?

  • A. In-đô-nê-xi-a và Việt Nam
  • B. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
  • C. Việt Nam và Mi-an-ma.
  • D. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma. 

Câu 5: So với loài vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hóa hơn hẳn về điểm nào?

  •  A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
  • B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
  • C. Thể tích sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
  • D. Cơ thể người tối cổ lớn hơn Vượn người.

Câu 6: Đâu là bằng chứng, chứng tỏ sự xuất hiện của người nguyên thủy ở Đông Nam Á?

  •  A. Tại khu vực Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ sớm.
  • B. Dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và ở Việt Nam. Di cốt Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã tìm thấy ở In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
  • C. Đặc biệt, hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Di cốt, những công cụ bằng đá, được tìn thấy ở nhiều nơi khác như Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?

  • A. Nghệ An.
  • B. Thanh Hóa.
  • C. Cao Bằng
  • D. Lạng Sơn

Câu 8: Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người, Người tối cổ được đánh giá là:

  • A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.
  • B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.
  • C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.
  • D. Là những con người thông minh.

Câu 9: Dấu tích nào có niên đại cách ngày nay 5 triệu năm được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-do-ne-xi-a phán ánh quá trình chuyển biến từ vượn thành người?

  • A. Răng người tối cổ
  • B. Chiếc sọ Người tinh khôn
  • C. Di cốt của loài Vượn người
  • D. Di cốt, mảnh di cốt Người tối cổ

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về người tinh khôn?

  • A. Cơ thể gọn và linh hoạt
  • B. Có sự khéo léo và óc sáng tạo
  • C. Đã biết chế tạo công cụ lao động, vũ khí, làm nhà cửa
  • D. Hộp sọ có kích thước lớn

Câu 11: Việc tạo ra của cải thừa thường xuyên đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng nào trong xã hội nguyên thủy?

  • A. Giai cấp và nhà nước ra đời.
  • B. Làm cho đời sống vật chất của con người được nâng cao.
  • C. Con người bắt đầu biết sáng tạo nghệ thuật.
  • D. Làm xuất hiện tư hữu và quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ.

Câu 12: Khi nào người tinh khôn săn bắt được những loài thú lớn, chạy nhanh?

  • A. Khi biết sử dụng lao, mũi tên
  • B. Khi công cụ lao động được cải thiện.
  • C. Khi phát hiện ra đồ sắt.
  • D. Khi phát hiện ra đồ đồng

Câu 13: Đâu là tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội loài người?

  • A. Công xã
  • B. Bầy người
  • C. Thị tộc và bộ lạc
  • D. Cộng đồng

Câu 14: Xã hội nguyên thủy phát triển qua hai giai đoạn là

  • A. Vượn người và Người tối cổ
  • B. Người tối cổ và Người tinh khôn
  • C. Bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc
  • D. Bầy người nguyên thủy và công xã nông thôn 

Câu 15: Bầy người nguyên thủy sống chủ yếu dựa vào:

  • A. Săn bắn, chăn nuôi
  • B. Săn bắt, hái lượm
  • C. Trồng trọt, chăn nuôi
  • D. Săn bắt, hái lượm, trồng trọt và chăn nuôi

Câu 16: Người nguyên thủy từng bước tự cải biến, hoàn thiện mình và làm cho đời sống ngày càng phong phú hơn là nhờ:

  • A. Biết giữ lửa và tạo ra lửa
  • B. Lao động
  • C. Sự phân công lao động
  • D. Công cụ lao động bằng kim loại

Câu 17: Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần cụ thể như thế nào?

  • A. Chia theo địa vị.
  • B. Chia đều
  • C. Chia theo năng suất lao động.
  • D. Chia theo tuổi tác

Câu 18: Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc cụ thể là gì?

  • A. Sáng tạo ra công cụ lao động để nâng cao năng suất lao động.
  • B. Tìm kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.
  • C. Di chuyển chỗ ở đến những địa điểm có sẵn nguồn thức ăn và nguồn nước.
  • D. Đương đầu với thiên nhiên và sự tấn công của các thị tộc khác để sinh tồn.

Câu 19: Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là quan hệ gì?

  • A. hợp tác lao động.
  • B. phân công lao động luân phiên.
  • C. lao động độc lập theo hộ gia đình.
  • D. hưởng thụ bằng nhau

Câu 20: Cư dân nền văn hóa nào ở Việt Nam đã bước đầu biết làm nông nghiệp?

  • A. Cư dân văn hóa Hòa Bình
  • B. Cư dân Núi Đọ (Thanh Hóa)
  • C. Cư dân văn hóa Bắc Sơn (Lạng Sơn)
  • D. Cư dân văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An)

Câu 21: Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần như thế nào?

  • A.Chia đều.
  • B.Chia theo địa vị.
  • C.Chia theo năng suất lao động.
  • D.Chia theo tuổi tác.

Câu 22: Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thuỷ bị phá vỡ khi nào? 

  • A. Sản phẩm thừa thường xuyên
  • B. Tư hữu xuất hiện
  • C. Cuộc sống thấp kém
  • D. Cụng cụ kim loại xuất hiện

Câu 23: Con người biết dùng đồng thau vào khoảng:

  • A. 1000 năm TCN
  • B. 2000 năm TCN
  • C. 3500 năm TCN
  • D. cuối thiên niên kỉ II -  đầu thiên niên kỉ I TCN 

Câu 24: Xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng vào thời gian nào?

  • A .Hơn 4000 năm TCN. 
  • B. Hơn 3000 năm TCN. 
  • C. Hơn 2000 năm TCN 
  • D. Hơn 1000 năm TCN.

Câu 25: Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thuỷ mở rộng địa bàn cư trú?

  • A. Đá
  • B. Gỗ
  • C. Kim loại
  • D. Nhựa

Câu 26: Cư dân Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?

  • A. 2000 năm trước
  • B. 3000 năm trước
  • C. 4000 năm trước
  • D. 1000 năm trước

Câu 27: Các nền văn hoá gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là 

  • A. Phùng Nguyên, Đông Đậu, Gò Mun.
  • B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Ốc Eo
  • C. Phùng Nguyên, Núi Đọ, Đa Bút.
  • D. Đồng Đậu, Hoa Lộc, Tràng An.

Câu 28: Xã hội nguyên thủy ở phương Đông không phân hóa triệt để vì:

  • A. Cư dân phương Đông không muốn mất đi các mối quan hệ gắn bó đã được xây dựng trước đó
  • B. Cư dân phương Đông thường sống quần tụ, cùng đào mương, đắp đê, chống giặc ngoại xâm nên nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn được bảo lưu
  • C. Trong xã hội không có của cải dư thừa
  • D. Ở các quốc gia phương Đông không xuất hiện tư hữu.

Câu 29: Việc phát hiện ra kim loại và sử dụng ngày càng phổ biến kim loại trong sản xuất đã dẫn đến thay đổi lớn nào trong đời sống xã hội của người nguyên thủy? 

  • A. Khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt, nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi phát triển.
  • B. Kỹ thuật luyện kim và chế tạo đồ đồng phát triển, các nghề thủ công nghiệp trở thành ngành sản xuất riêng.
  • C. Sự chuyên môn hóa trong sản xuất, thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra của cải dư thừa.
  • D. Người đàn ông trở thành chủ gia đình trong các thị tộc; xã hội bắt đầu phân hóa giàu -  nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã

Câu 30: Việc sử dụng công cụ bằng kim loại không giúp cho người nguyên thủy ở Việt Nam

  • A. mở rộng địa bàn cư trú, rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông.
  • B. làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, biết nung gốm, đúc đồng,..
  • C. sống định cư lâu dài ở ven các con sông lớn, tạo thành những khu vực tập trung dân cư, chuẩn bị cho sự ra đời của các quốc gia sơ kì đầu tiên.
  • D. hợp sức để đánh thắng quân Tần xâm lược, lập ra nhà nước Âu Lạc.

Câu 31: Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông đã sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn?

  • A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.
  • B. Điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
  • C. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại.
  • D. Cư dân ở đây có trình độ văn minh cao hơn.

Câu 32: Vua ở Ai Cập cụ thể đã được gọi là gì?

  • A. Thần thánh dưới trần gian.
  • B. En-xi.
  • C. Pha-ra-on.
  • D. Thiên tử

Câu 33: Yếu tố nào sau đây không tác động đến các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông?

  • A. Điều kiện tự nhiên
  • B. Đặc điểm kinh tế
  • C. Đặc điểm chính trị
  • D. Đặc điểm chủng tộc

 Câu 34: Vùng Thượng Ai Cập nằm ở khu vực nào của Ai Cập?

  • A. Đông Ai Cập.
  • B. Tây Ai Cập.
  • C. Nam Ai Cập.
  • D. Bắc Ai Cập.

Câu 35: Khoảng thời gian nào cư dân Ai Cập cổ đại thu hoạch và tích trữ lúa mì

  • A. Tháng 1 đến tháng 3.
  • B. Tháng 3 đến tháng 6. 
  • C. Tháng 7 đến tháng 9.
  • D. Tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Câu 36: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập là:

  • A. Tượng nhân sư
  • B. tượng bản thân Nê-phéc-ti-ti.
  • C. mặt nạ vua Tu-tan-kha-mun. 
  • D. kim tự tháp.

Câu 37: Chữ viết ban đầu của người Ai Cập là loại chữ

  • A. hình nêm.
  • B. tượng hình.
  • C. La Mã. 
  • D. tiểu triện.

Câu 38: Khoảng thời gian nào nước sông Nin dâng cao, tràn lên hai bên bờ sông?

  • A. Tháng 5 đến tháng 7.
  • B. Tháng 7 đến tháng 10. 
  • C. Tháng 10 đến tháng 12. 
  • D. Tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Câu 39: Người Ai Cập ướp xác để

  • A. làm theo ý thần linh.
  • B. gia đình được giàu có.
  • C. đợi linh hồn tái sinh. 
  • D. người chết được lên thiên đàng.

Câu 40: Nhà nước Ai cập cổ đại sụp đổ vào năm nào?

  • A. Năm 20 TCN
  • B. Năm 30 TCN
  • C. Năm 40 TCN
  • D. Năm 50 TCN

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ