Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì II (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Năng lượng trong pin Mặt Trời được chuyển hóa như thế nào?

  • A. Cơ năng thành điện năng
  • B. Nhiệt năng thành điện năng
  • C. Hóa năng thành điện năng
  • D. Quang năng thành điện năng

Câu 2: Năng lượng hao phí xuất hiện dưới dạng

  • A. nhiệt năng
  • B. quang năng
  • C. năng lượng âm
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 3: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

  • A. Cây bưởi          
  • B. Cây vạn tuế                
  • C. Rêu tản            
  • D. Cây thông

Câu 4: Trong quá trình bóng đèn sáng, năng lượng hao phí là?

  • A. Quang năng
  • B. Nhiệt năng làm nóng bóng đèn
  • C. Năng lượng âm
  • D. Điện năng

Câu 5: Dụng cụ nào sau đây biến đổi điện năng chủ yếu thành động năng?

  • A. Nồi cơm điện
  • B. Máy sấy tóc
  • C. Bếp điện
  • D. Bàn ủi điện

Câu 6: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

  • A. Mặt dưới của lá                    
  • B. Mặt trên của lá
  • C. Thân cây                             
  • D. Rễ cây

Câu 7: Khi nước chảy từ trên cao xuống nó có dạng năng lượng nào?

  • A. động năng
  • B. thế năng hấp dẫn
  • C. cả động năng và thế năng hấp dẫn
  • D. năng lượng khác

Câu 8: Đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?

  • A. Máy nước nóng năng lượng Mặt Trời
  • B. Chong chóng
  • C. Pin Mặt Trời
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 9: Chọn mốc tính thế năng ở mặt đất. Hãy chọn phương án chỉ rõ những trường hợp vật có thế năng.

a) Dây cung bị căng

b) Ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc không đổi

c) Máy bay đang bay ở độ cao ổn định

d) Một bình chứa nước nóng đặt trên mặt đất

e) Lò xo không bị nén và cũng không bị dãn.

f) Một hòn bi được treo trên một sợi dây. 

  • A. a), c), f)
  • B. a), c), e)
  • C. a), c), d), f)
  • D. d), e), f).

Câu 10: Đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo?

  • A. Xe máy
  • B. Bếp gas
  • C. Lò sưởi bằng than
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 11: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

  • A. Nấm hương                
  • B. Nấm mỡ           
  • C. Nấm men                   
  • D. Nấm linh chi

Câu 12: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?

  • A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.
  • B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.
  • C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.
  • D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.

Câu 13: Trong các hành động sau đây, hành động nào lãng phí năng lượng?

  • A. Ti vi không dùng nhưng vẫn bật.
  • B. Trời sáng nhưng vẫn bật đèn.
  • C. Hai bếp đun đã sôi nhưng không tắt bếp.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau đây:

“ Con người muốn hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể …) cần phải có …..”.

  • A. năng lượng.
  • B. hóa năng.
  • C. nhiệt năng.
  • D. động năng.

Câu 15: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  • B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
  • C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
  • D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 16: Các hành động sau đây, hành động nào tiết kiệm năng lượng?

(1) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

(2) Rút phích cắm hoặc tắt thiết bị điện khi không sử dụng.

(3) Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.

(4) Bật tivi xem cả ngày.

(5) Tắt vòi nước trong khi đánh răng

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 17: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí lớn nhất?

  • A. Thả tờ giấy phẳng xuống đất từ độ cao 2m.
  • B. Thả tờ giấy vo tròn xuống đất từ độ cao 2m.
  • C. Gập tờ giấy thành hình cái thuyền rồi thả xuống đất từ độ cao 2m.
  • D. Gập tờ giấy thành hình cái máy bay rồi thả xuống đất từ độ cao 2m.

Câu 18: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Đốt rừng làm nương rẫy                 
  • B. Xây dựng nhiều đập thủy điện
  • C. Trồng cây gây rừng                        
  • D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp

Câu 19: Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục.
  • B. trục Trái Đất nghiêng.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
  • D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 20: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

  • A. Nấm men                             
  • B. Vi khuẩn
  • C. Nguyên sinh vật                   
  • D. Virus

Câu 21: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng nào dưới đây?

  • A. luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
  • B. lúc nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.
  • C. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong 1 năm và gây ra nhiều thiên tai.
  • D. trên Trái Đất bất kì khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

Câu 22: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi chiếc lò xo bị tay ta tác dụng và có chiều dài ngắn hơn so với chiều dài ban đầu của nó, thì khi đó lò xo chịu tác dụng của ………

  • A. Lực nâng
  • B. Lực kéo
  • C. Lực nén
  • D. Lực đẩy

Câu 23: Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?

  • A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.
  • B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí.
  • C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước.
  • D. Chỉ chịu lực cản của không khí.

Câu 24: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong câu sau:

Mặt Trăng là (1)... tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2)... ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3)... ánh sáng mặt trời.

  • A. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra
  • B. (1) hành tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra
  • C. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ
  • D. (1) tiểu hành tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?

  • A. Lực là nguyên nhân làm thay đổi chuyển động của vật.
  • B. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động của vật.
  • C. Lực chỉ có thể làm vật thay đổi chuyển động.
  • D. Cả A và B đúng

Câu 26: Thổ tinh là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời nếu tính từ Mặt Trời ra?

  • A. Thứ 3
  • B. Thứ 4
  • C. Thứ 5
  • D. Thứ 6

Câu 27: Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ?

  • A. Khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác
  • B. Khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác.
  • C. Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
  • D. Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác

Câu 28: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?

  • A. Mắc màn khi đi ngủ               
  • B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy
  • C. Phát quang bụi rậm              
  • D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt

Câu 29: Ta thường thấy Mặt Trời khi nào?

  • A. Ban ngày
  • B. Ban đêm
  • C. Giữa trưa
  • D. Nửa đêm

Câu 30: Người ta biểu diễn lực bằng

  • A. Đường thẳng
  • B. Mũi tên
  • C. Tia
  • D. Đoạn thẳng

Câu 31: Hệ Mặt Trời bao gồm:

  • A. các dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.
  • B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.
  • C. rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.
  • D. các Thiên Hà, dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh khác, đám bụi, khí.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng về lực đàn hồi?

  • A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng.
  • B. Lực đàn hồi ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.
  • C. Lực đàn hồi luôn là lực kéo.
  • D. Lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.

Câu 33: Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?

  • A. Đường tiêu hóa                    
  • B. Đường hô hấp
  • C. Đường tiếp xúc                    
  • D. Đường máu

Câu 34: Chọn phát biểu đúng:

  • A. Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời đều thuộc về Thiên Hà của chúng ta (còn gọi là Ngân Hà).
  • B. Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời chỉ có một số ít thuộc về Thiên Hà của chúng ta.
  • C. Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà không thuộc về Thiên Hà của chúng ta.
  • D. Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà có hơn một nửa thuộc về Thiên Hà của chúng ta.

Câu 35: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

  • A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.
  • B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
  • C. Con người đi lại được trên mặt đất.
  • D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.

Câu 36: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng …. so với kích thước của ….., ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.

  • A. to lớn, Ngân Hà
  • B. nhỏ bé, Ngân Hà
  • C. to lớn, Mặt Trăng
  • D. nhỏ bé, Trái Đất.

Câu 37: Giả sử một chiếc lò xo có chiều dài ban đầu là l0, khi chịu tác dụng của một lực, chiều dài lò xo là l1 (l1>l0). Độ biến dạng của lò xo khi đó là:

  • A. l
  • B. l0
  • C. l0 - l1
  • D. l1 - l0

Câu 38: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?

  • A. Trái Đất
  • B. Mặt Trời
  • C. Mặt Trăng
  • D. Người đứng trên mặt đất

Câu 39: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?

  • A. Thiên Hà xoắn ốc
  • B. Thiên Hà elip
  • C. Thiên Hà hỗn hợp
  • D. Thiên Hà không định hình.

Câu 40: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?

  • A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng.
  • B. Cành cây đung đưa trước gió.
  • C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
  • D. Em bé đang đi xe đạp.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ