Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì II (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

  • A. Cá heo                                 
  • B. Sóc đen Côn Đảo
  • C. Rắn lục mũi hếch                 
  • D. Gà lôi lam đuôi trắng

Câu 2: Động năng của vật là

  • A. năng lượng do vật có độ cao.
  • B. năng lượng do vật bị biến dạng.
  • C. năng lượng do vật có nhiệt độ cao.
  • D. năng lượng do vật chuyển động.

Câu 3: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng?

  • A. Quạt điện
  • B. Máy bơm nước
  • C. Máy khoan
  • D. Bếp điện

Câu 4: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?

  • A. Hoang mạc                           
  • B. Rừng ôn đới
  • C. Rừng mưa nhiệt đới              
  • D. Đài nguyên

Câu 5: Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí nào?

  • A. Nguồn gốc tạo năng lượng, nguồn gốc vật chất, sự tái tạo của năng lượng.
  • B. Năng lượng sơ cấp, năng lượng thứ cấp.
  • C. Năng lượng chuyển hóa toàn phần, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
  • D. Nguồn gốc tạo ra năng lượng, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhiễm môi trường.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?

  • A. Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
  • B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật khác.
  • C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác 
  • D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Câu 7: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

  • A. Nhóm cá                    
  • B. Nhóm chân khớp
  • C. Nhóm giun                
  • D. Nhóm ruột khoang

Câu 8: Hãy cho biết trong quá trình nước đun nước sôi thì năng lượng nào có ích?

  • A. năng lượng điện
  • B. năng lượng nhiệt làm nóng ấm
  • C. năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường
  • D. năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm

Câu 9: Đơn vị của năng lượng là

  • A. Niu – ton (N).
  • B. độ C (0C).
  • C. Jun (J).
  • D. kilogam (kg).

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động.
  • B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
  • C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc.
  • D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động.

Câu 11: Trong quá trình đóng đinh, đinh lún sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào?

  • A. Năng lượng của đinh.
  • B. Năng lượng của gỗ.
  • C. Năng lượng của búa.
  • D. Năng lượng của tay người.

Câu 12: Trong quá trình sử dụng năng lượng nào xuất hiện năng lượng hao phí?

  • A. Tất cả mọi hoạt động sử dụng năng lượng đều xuất hiện năng lượng hao phí.
  • B. Trong trường hợp sử dụng năng lượng nhiệt
  • C. Trong trường hợp sử dụng năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.
  • D.  Trong trường hợp sử dụng năng lượng hóa học.

Câu 13: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

  • A. Tôm, muỗi, lợn, cừu                      
  • B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
  • C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ                  
  • D. Gấu, mèo, dê, cá heo

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng về nguồn năng lượng không tái tạo?

  • A. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có trong thiên nhiên, có thể cạn kiệt vì phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành.
  • B. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
  • C. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng con người tự tạo ra và cung cấp liên tục thông qua các quá trình chuyển hóa.
  • D. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng không có sẵn trong thiên nhiên và có thể cạn kiệt.

Câu 15: Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?

  • A. Vẫn đứng yên.
  • B. Chuyển động nhanh dần.
  • C. Chuyển động chậm dần.
  • D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.

Câu 16: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng khí đốt.
  • B. Năng lượng gió.
  • C. Năng lượng thủy triều.
  • D. Năng lượng mặt trời.

Câu 17: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

  • A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
  • B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
  • C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
  • D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Câu 18: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

  • A. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước.
  • B. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí.
  • C. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí.
  • D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.

Câu 19: Biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng?

  • A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì thắp sáng đèn vào ban ngày.
  • B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
  • C. Sử dụng máy điều hòa đúng cách.
  • D. Tất cả các biện pháp trên

Câu 20: Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ?

  • A. Nấm men                             
  • B. Nấm mốc
  • C. Nấm mộc nhĩ                       
  • D. Nấm độc đỏ

Câu 21: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

  • A. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm.
  • B. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm.
  • C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
  • D. Cả A và B đúng

Câu 22: Trong các cách sử dụng năng lượng dưới đây, đâu là cách tiết kiệm năng lượng phù hợp nhất?

  • A. Sử dụng quạt điện suốt ngày kể cả khi không có người.
  • B. Xả vòi nước chảy liên tục trong lúc đánh răng.
  • C. Để máy tính hoạt động liên tục ngay cả trong lúc nghỉ trưa.
  • D. Sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết, tắt chúng khi không sử dụng.

Câu 23: Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm

  • A. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
  • B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  • C. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
  • D. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 24: Mặt Trời là một

  • A. vệ tinh
  • B. hành tinh
  • C. ngôi sao
  • D. sao băng

Câu 25: Hành tinh là

  • A. thiên thể tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
  • B. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
  • C. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động tự do.
  • D. một tập hợp các sao.

Câu 26: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực?

  • A. Kilôgam (kg)
  • B. Centimét (cm)
  • C. Niuton (N)
  • D. Lít (L)

Câu 27: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: “Do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất nên Mặt Trăng là ……. của Trái Đất”.

  • A. hành tinh
  • B. ngôi sao
  • C. vệ tinh
  • D. tiểu hành tinh

Câu 28: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

  • A. Nấm hương               
  • B. Nấm bụng dê
  • C. Nấm mốc                   
  • D. Nấm men

Câu 29: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì

  • A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
  • B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
  • C. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
  • D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.

Câu 30: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi?

  • A. quyển sách
  • B. Sợi dây cao su
  • C. Hòn bi
  • D. Cái bàn

Câu 31: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?

  • A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.
  • B. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn.
  • C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả.
  • D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.

Câu 32: Một đơn vị thiên văn là

  • A. khoảng cách giữa các hành tinh với nhau
  • B. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất
  • C. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng
  • D. khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương tinh.

Câu 33: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?

  • A. Trùng roi          
  • B. Tảo         
  • C. Trùng giày        
  • D. Trùng biến hình

Câu 34: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào tự quay quanh trục của mình ngược lại so với mọi hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?

  • A. Trái Đất
  • B. Hải Vương tinh
  • C. Kim tinh
  • D. Mộc tinh

Câu 35: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  • A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
  • B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
  • C. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 36: Dải Ngân Hà là:

  • A. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).
  • B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ
  • C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời
  • D. dải sáng trong vũ trụ

Câu 37: Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi?

  • A. Quả bóng đá bay đập vào tường nảy lại.
  • B. Tờ giấy bị kéo cắt đôi.
  • C. Cục phấn rơi từ trên cao xuống vỡ thành nhiều mảnh.
  • D. Cái lò xo bị kéo dãn không về được hình dạng ban đầu.

Câu 38: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
  • B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
  • C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.
  • D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.

Câu 39: Thành phần cấu tạo của mỗi Thiên Hà bao gồm:

  • A. các thiên thể, khí, bụi.
  • B. các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ
  • C. các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi.
  • D. các hành tinh và các vệ tinh của nó

Câu 40: Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?

  • A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  • B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
  • C. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
  • D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ