[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể - Sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?

  • A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.
  • B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời.
  • C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn.
  • D. Núi cao che khuất Mặt Trời.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông.
  • B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.
  • C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.
  • D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.

Câu 3:  Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy:

  • A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.
  • B. Trái Đất quay quanh trục của nó.
  • C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  • D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 4: Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?

  • A. Khoảng 6 giờ.
  • B. Khoảng 12 giờ.
  • C. Khoảng 24 giờ.
  • D. Khoảng 36 giờ.

Câu 5: Spút – nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô phóng lên vào năm nào?

  • A. 1960.
  • B. 1947.
  • C. 1950.
  • D. 1957.

Câu 6: Chọn đáp án đúng?

  • A. Mặt Trời là một ngôi sao quay quanh trái đất.
  • B. Các hành tinh quay quanh Mặt Trời đều được gọi là các sao: sao Hoả, sao Thuỷ, sao Thổ,...   
  • C. Hàng ngày ta nhìn thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây vì Trái Đất quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của nó.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Chọn đáp án sai. Sao là thiên thể:

  • A. Tự phát sáng.
  • B. Không tự phát sáng.
  • C. Có sao tự phát sáng, có sao không.
  • D. Quay quanh hành tinh.

Câu 8: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?

  • A. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.
  • B. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.
  • C. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời.
  • D. Vì có Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng che lấp Trái Đất.

Câu 9: Trong các lực em đã học, lực nào gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

  • A. Lực kéo.
  • B. Lực hấp dẫn.
  • C. Lực ma sát.
  • D. Lực hấp dẫn.

Câu 10: Vào ban ngày chúng ta thấy mặt trời dường như di chuyển ngang qua bầu trời vì:

  • A. Mặt Trời quay quanh Trái Đất mỗi ngày một vòng.
  • B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời mỗi ngày một vòng.
  • C. Trái Đất quay quanh nó mỗi ngày một vòng.
  • D. Mặt Trời quay quanh nó mỗi ngày một vòng.

Câu 11: Chòm sao Bắc Đẩu còn được gọi là:

  • A. Chòm sao Gấu Lớn.
  • B. Chòm sao Cái Gáo.
  • C. Chòm sao băng.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?

  • A. Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa.
  • B. Do Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.
  • C. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  • D. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 13: Hình vẽ là ảnh chụp trái đất từ vệ tinh nhân tạo. Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần trái đất. Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất bao nhiêu giờ?

 [KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

  • A. 24 giờ.                
  • B. 36 giờ.
  • C. 12 giờ.                 
  • D. 48 giờ.

Cho hình vẽ minh hoạ sau đây:

 [KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Câu 14: Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày?

  • A. Ở vị trí M và P đang là ban ngày.
  • B. Ở vị trí Q và N đang là ban ngày.
  • C. Ở vị trí M và N đang là ban ngày.
  • D. Ở vị trí Q và P đang là ban ngày.

Câu 15: Người ở vị trí nào sẽ thấy Mặt Trời lặn trước?

  • A. Vị trí M.
  • B. Vị trí N.
  • C. Vị trí P.
  • D. Vị trí Q.

Câu 16: Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Khi đó:

  • A. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.
  • B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó không phải chuyển động thực, chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất mới là chuyển động thực.
  • C. Cả hai chuyển động đều là chuyển động thực.
  • D. Cả hai chuyển động đều không phải là chuyển động thực.

 

Câu 17: Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng trên Trái Đất. Vậy tại sao lại có ngày và đêm liên tiếp?

  • A. Vì Mặt Trời không chiếu sáng được hết Trái Đất do Trái Đất quá to.
  • B. Vì chỉ có nửa phần Trái Đất hướng về Mặt Trời nhận được ánh sáng, nửa còn lại không nhận được.
  • C. Vì Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó từ Đông sang Tây.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 18: Ngư dân khi đi biển, nếu bị thất lạc la bàn, người ta sẽ dựa vào đâu để xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm?

  • A. Sao chổi.
  • B. Sao băng.
  • C. Sao Bắc Đẩu.
  • D. Hướng gió.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ