Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Loại bào quan có ở tế bào nhân sơ là?

  • A. Ti thể               
  • B. Lục lạp             
  • C. Ribosome                  
  • D. Không bào

Câu 2: Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì?

  • A. Tham gia trao đối chất với môi trường
  • B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào
  • C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
  • D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào

Câu 3: Nhiên liệu hóa thạch

  • A. là nguồn nhiên liệu tái tạo.
  • B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
  • C. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.
  • D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

Câu 4: Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì?

  • A. iodine (iot).                          
  • B. calcium (canxi).
  • C. zinc (kẽm).                          
  • C. phosphorus (photpho).

Câu 5: Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào?

  • A. Quả bóng to lên khi được bơm hơi
  • B. Quả táo trên cây to lên sau nhiều ngày đậu quả
  • C. Áo phao phồng lên sau khi lấy ra khỏi túi hút chân không
  • D. Gấu bông phồng lên sau khi được nhồi thêm bông

Câu 6: Lứa tuổi từ 11-15 tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là

  • A. chất béo.                              
  • B. protein.
  • C. calcium.                               
  • D. carbohydrate.

Câu 7: Loại tế bào nào sau đây có thời gian thay mới lâu nhất?

  • A. Tế bào hồng cầu                  
  • B. Tế bào da
  • C. Tế bào gan                          
  • D. Tế bào biểu mô ruột

Câu 8: Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta cần phải làm gì khi thu dọn thủy ngân?

  • A. Đóng kín cửa lại, đeo khẩu trang và găng tay, dùng chổi mềm quét dọn.
  • B. Mở toang cừa sổ cho thủy ngân bay ra hết.
  • C. Lấy chổi và hót rác gom thật nhanh gọn, không đeo khẩu trang.
  • D. Gọi cấp cứu y tế.

Câu 9: Cho các sinh vật sau:

(1) Tảo lục                               

(2) Vi khuẩn lam                      

(3) Con bướm

(4) Tảo vòng

(5) Cây thông

Các sinh vật đơn bào là?

  • A. (1), (2)              
  • B. (5), (3)              
  • C. (1), (4)              
  • D. (2), (4)

Câu 10: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?

  • A. Tế bào                       
  • B. Mô
  • C. Cơ quan                     
  • D. Hệ cơ quan

Câu 11: Vật dụng nào sau đây có thể coi giống như kính hiển vi quang học?

  • A. Ti vi
  • B. Kính cận
  • C. Kính lão
  • D. Máy ca – mê – ra

Câu 12: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

  • A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.
  • B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.
  • C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.
  • D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.

Câu 13: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?

  • A. Nước mắm.                                               
  • B. Sữa.
  • C. Nước chanh đường.                                
  • D. Nước đường.

Câu 14: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

  • A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
  • B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
  • C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
  • D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kính lúp?

  • A. Kính lúp là dụng cụ hỗ trợ mắt khi quan sát các vật nhỏ.
  • B. Kính lúp thực chất là một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền).
  • C. Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát vật được rõ nét hơn.
  • D. Cả 3 phát biểu trên.

Câu 16: Cho các đặc điểm sau:

(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm

(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập

(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài

(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)

(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài

Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?

  • A. (1), (2), (4)                
  • B. (1), (3), (4)
  • C. (5), (2), (4)                
  • D. (5), (1), (4)

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.

  • A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
  • B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
  • C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
  • D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Câu 18: Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?

  • A. Nghiên cứu hệ thống quạt nước cho đầm nuôi tôm.
  • B. Nghiên cứu trang phục của các nước.
  • C. Nghiên cứu xử lí rác thải bảo vệ môi trường.
  • D. Nghiên cứu cách khắc chữ lên thủy tinh.

Câu 19: Vật chất di truyền của một virus là?

  • A. ARN và ADN
  • B. ARN và gai glycoprotein
  • C. ADN hoặc gai glycoprotein
  • D. ADN hoặc ARN

Câu 20: Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là

  • A. Huyền phù.                                             
  • B. Dung dịch.
  • C. Nhũ tương.                                              
  • D. Chất tan.

Câu 21: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?

  • A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian
  • B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm
  • C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm
  • D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian

Câu 22: Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng:

  • A. Thước dây
  • B. Thước kẻ
  • C. Thước kẹp
  • D. Thước cuộn

Câu 23: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

  • A. 1 m3 = 100 L
  • B. 1mL = 1 cm3
  • C. 1 dm3 = 0,1 m3
  • D. 1 dm3 = 1000 mm3

Câu 24: Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?

  • A. Hòa tan vào nước.
  • B. Lắng, lọc.
  • C. Dùng nam châm để hút.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 25: Có thể phân biệt các loại tế bào khác nhau nhờ những đặc điểm bên ngoài nào?

  • A. Hình dạng và màu sắc.                   
  • B. Thành phần và cấu tạo.
  • C. Kích thước và chức năng.               
  • D. Hình dạng và kích thước.

Câu 26: Các chất trong dãy nào sau đây đều là chất?

  • A. Đồng, muối ăn, đường mía
  • B. Muối ăn, nhôm, cái ấm nước
  • C. Đường mía, xe máy, nhôm
  • D. Cốc thủy tinh, cát, con mèo

Câu 27: Cân một túi gạo, kết quả là 2089 g. ĐCNN của cân đã dùng là?

  • A. 1 g
  • B. 2 g
  • C. 3 g
  • D. 5 g

Câu 28: Để đo nhiệt độ cơ thể người ta nên dùng nhiệt kế nào?

  • A. Nhiệt kế rượu
  • B. Nhiệt kế y tế
  • C. Nhiệt kế điện tử
  • D. Cả B và C

Câu 29: Các chất trong dãy nào sau đây đều là vật thể?

  • A. Cái thìa nhôm, cái ấm sắt, canxi
  • B. Con chó, con dao, đồi núi
  • C. Sắt, nhôm, mâm đồng
  • D. Bóng đèn, điện thoại, thủy ngân

Câu 30: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

  • A. Cân đồng hồ
  • B. Đồng hồ
  • C. Điện thoại
  • D. Máy tính

Câu 31: Phương pháp nào để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng dầu?

  • A. Quạt.
  • B. Phủ chăn bông ướt hoặc vải dày ướt.
  • C. Dùng nước.
  • D. Dùng cồn.

Câu 32: Nguyên liệu chính để sản xuất gạch là gì?

  • A. Đất sét            
  • B. Cát                  
  • C. Đá vôi              
  • D. Đá

Câu 33: Trong không khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích?

  • A. 21%
  • B. 79%
  • C. 78%
  • D. 15%

Câu 34: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

  • A. Vật lí học
  • B. Khoa học Trái Đất
  • C. Thiên văn học
  • D. Tâm lí học

Câu 35: Tác hại của ô nhiễm môi trường là:

  • A. Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông
  • B. Thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi
  • C. Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, mưa acid,...
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 36: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

  • A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên
  • B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu
  • C. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra
  • D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo

Câu 37: Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1950 lít oxygen.Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km là:

  • A. 13650 lít
  • B. 54600 lít
  • C. 68250 lít
  • D. 9750 lít

Câu 38:  Mô hình 3R có nghĩa là gì?

  • A. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
  • B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
  • C. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
  • D. Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.

Câu 39: Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì:

  • A. Vì vật rắn dễ nén
  • B. Vật rắn có hình dạng theo vật chứa
  • C. Vật rắn có hình dạng cố định và rất khó nén
  • D. Vật rắn thường đẹp hơn

Câu 40: Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là

  • A. nhiên liệu.                                                        
  • B. nguyên liệu.
  • C. phế liệu.                                                          
  • D. vật liệu.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ