[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương VIII: Lực trong đời sống (Phần 1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 8: Lực trong đời sống sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động.
  • B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
  • C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc.
  • D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động.

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một…

  • A. Lực nâng.
  • B. Lực kéo.
  • C. Lực uốn.
  • D. Lực đẩy.

Câu 3: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực?

  • A. Kilôgam (kg).
  • B. Centimét (cm).
  • C. Niuton (N).
  • D. Lít (L).

Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải?

  • A. Hạt mưa rơi.
  • B. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh.
  • C. Mẹ em mở cánh cửa sổ.
  • D. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời.

Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?

  • A. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.
  • B. Khi lò xo bị kéo dãn thì chiều dài lúc sau ngắn hơn chiều dài ban đầu.
  • C. Lực đàn hồi của lò xo có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
  • D. Độ biến dạng của lò xo là độ dãn của lò xo. 

Câu 6: Lò xo thường được làm bằng những chất nào?

  • A. Thép.
  • B. Chì.
  • C. Nhôm.
  • D. Cả 3 loại trên.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?

  • A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  • B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
  • C. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
  • D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 8: Chỉ có thể nói về trọng lượng của vật nào sau đây?

  • A. Trái Đất.
  • B. Mặt Trời.
  • C. Mặt Trăng.
  • D. Người đứng trên mặt đất.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

  • A. Xe đạp đi trên đường.
  • B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn.
  • C. Lò xo bị nén.
  • D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?

  • A. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
  • B. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.
  • C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
  • D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

Câu 11: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

  • A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
  • B. Bạn Lan đang tập bơi.
  • C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường.
  • D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.

Câu 12: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.
  • B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
  • C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.
  • D. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá.

Câu 13: Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?

  • A. Vẫn đứng yên.
  • B. Chuyển động nhanh dần.
  • C. Chuyển động chậm dần.
  • D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.

Câu 14: Hãy sắp xếp thứ tự các bước sử dụng lực kế dưới đây sao cho hợp lí để ta có thể đo được độ lớn của một lực?

(1) Ước lượng độ lớn của lực.

(2) Điều chỉnh lực kế về số 0.

(3) Chọn lực kế thích hợp.

(4) Đọc và ghi kết quả đo.

(5) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.

  • A. (1), (2), (3), (4), (5).
  • B. (1), (2), (3), (5), (4).
  • C. (1), (3), (2), (5), (4).
  • D. (2), (1), (3), (5), (4).

Câu 15: Hình vẽ là lực tác dụng lên 3 vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?

  • A. F3 > F2 > F1
  • B. F2 > F3 > F1
  • C. F1 > F2 > F3
  • D. Cách sắp xếp khác.

Câu 16: Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì

  • A. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.
  • B. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.
  • C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2.
  • D. Lò xo treo vật m2 dãn ít hơn lò xo treo vật m1.

Câu 17: Một vận động viên võ thuật có khối lượng 82kg. Trọng lượng của người đó là:

  • A. 8,2N.
  • B. 82N.
  • C. 820N.
  • D. 8200N.

Câu 18: Khi đo lực, trường hợp nào bắt buộc phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng?

  • A. Đo trọng lực của vật.
  • B. Đo lực đẩy của vật.
  • C. Đo lực kéo của vật.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 19: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

  • A. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước.
  • B. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí.
  • C. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí.
  • D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.

Câu 20: Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?

  • A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.
  • B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí.
  • C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước.
  • D. Chỉ chịu lực cản của không khí.

Câu 21: Lực của tay đập vào quả bóng bay là lực gì? Có tác dụng gì?

  • A. Lực không tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động.
  • B. Lực tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động.
  • C. Lực tiếp xúc, làm biến dạng.
  • D. Lực không tiếp xúc, làm biến dạng.

Câu 22: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 22cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:

  • A. 6cm.
  • B. 10cm.
  • C. 24cm.
  • D. 26cm.

Câu 23: Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

  • A. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn.
  • B. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dín vào mặt đường.
  • C. Do cao su nóng lên.
  • D. Do lực hút của mặt đường.

Câu 24: Trang phục của các nhà du hành vũ trụ có khối lượng khoảng 50kg. Tại sao họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên mặt trăng?

  • A. Vì mọi vật trên mặt Trăng đều chịu lực hấp dẫn nhỏ hơn nhiều so với trên Trái Đất.
  • B. Vì mọi vật trên mặt Trăng đều chịu lực hấp dẫn lớn hơn nhiều so với trên Trái Đất.
  • C. Vì mọi vật trên mặt Trăng đều không chịu lực hấp dẫn.
  • D. Vì mọi vật trên Trái Đất đều không chịu lực hấp dẫn.

Câu 25: Dây cung tác dụng lực F= 150N lên mũi tên khi bắn cung. Lực F này được biểu diễn bằng mũi tên, với tỉ xích 0,5cm ứng với 50N. Trong hình vẽ dưới đây, hình nào vẽ đúng lực F ?

  • A. Hình B.
  • B. Hình C.
  • C. Hình A.
  • D. Hình D.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ