[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng (Phần 2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

  • A. Thủy tinh.         
  • B. Kim loại.           
  • C. Cao su.            
  • D. Gốm.

Câu 2: Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu nhân tạo là:

  • A.3                                 
  • B. 2                            
  • C. 5                                
  • D. 4

Câu 3: Dãy nào sau đây gồm các vật liệu làm từ kim loại?

  • A. Nồi, rổ, chai.
  • B. Chìa khoá, ốp điện thoại, bàn học.
  • C. Chiếc thìa, nồi, chìa khoá.
  • D. Muôi nhôm, chìa khoá, gấu bông.

Câu 4: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

A. Đất sét.

B. Gạch xây dựng.

C. Xi măng.

D. Ngói.

Câu 5: Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là:

  • A. Vật liệu.
  • B. Phế liệu.
  • C. Nhiên liệu.
  • D. Nguyên liệu.

Câu 6: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

  • A. Ngói.                                              
  • B. Đất sét.
  • C. Xi măng.                                                
  • D. Gạch xây dựng.

Câu 7: Những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng được gọi là:

  • A. Vật liệu.
  • B. Nguyên liệu.
  • C. Nhiên liệu.
  • D. Điện năng.

Câu 8: Thế nào là nhiên liệu?

  • A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
  • B. Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.
  • C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.
  • D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.

Câu 9: Nhiên liệu tồn tại ở các trạng thái :

  • A. Rắn.
  • B. Lỏng.
  • C. Khí.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10: Cây trồng nào sau đây được coi là cây lương thực ?

  • A. Dừa.
  • B. Mía.
  • C. Lúa.
  • D. Thốt nốt.

Câu 11: Đâu là tên gọi chung của nhóm chất chứa tinh bột, đường và chất xơ?

  • A. Vitamin.
  • B. Carbonhydrate.    
  • C. Lipid.
  • D. Protein. 

Câu 12: Chất có vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống là:

  • A. Carbonhydrate.
  • B. Vitamin.    
  • C. Chất đạm.
  • D. Chất béo. 

Câu 13: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

  • A. Xi măng. 
  • B. Nhựa composite.
  • C. Thép xây dựng.
  • D. Thuỷ tỉnh.

Câu 14: Vật liệu nào sau đây có thể tái chế?

  • A. Nhựa.
  • B. Thuỷ tinh.
  • C. Thép xây dựng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm.
  • B. Quặng axpatite được dùng để sản xuất sắt, gang, théo,...
  • C. Quặng hematite được dùng để sản xuất phân lân.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 16: Để sản xuất gang và thép, người ta chế biến từ quặng gì?

  • A. Quặng sắt.                      
  • B. Quặng Bauxite.
  • C. Quặng đồng.                        
  • D. Quặng titanium.

Câu 17: Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:

  • A. Dư.
  • B. Thiếu.
  • C. Vừa đủ.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 18: Nhiên liệu lỏng chủ yếu được dùng cho:

  • A. Xây dựng và sản xuất giấy.
  • B. Nấu nướng và sưởi ấm.
  • C. Nghiên cứu khoa học.
  • D. Động cơ đốt trong, một phần nhỏ để đun nấu.

Câu 19: Tại sao phải thu hoạch lúa đúng thời vụ?

  • A. Đảm bảo hạt gạo có chất lượng tốt nhất.
  • B. Tránh bị hao phí khi thu hoạch vì nếu thu hoạch vào lúc lúa chín quá thì hạt lá rơi rụng ra đất rất nhiều.
  • C. Chuẩn bị đất, kịp thời làm vụ khác.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 20: Lứa tuổi từ 11-15 tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:

  • A. Calcium.                             
  • B. Protein.
  • C. Chất béo.                              
  • D. Carbohydrate.

Câu 21: Từ thực tế cùng với việc tìm hiểu qua sách báo, internet, hãy cho biết đâu là cách sử dụng đồ vật bằng nhựa an toàn?

  • A. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng nước uống, thực phẩm hay thức ăn.
  • B. Không sử dụng các loại hộp nhựa để đựn thực phẩm ở nhiệt độ cao.
  • C. Hạn chế cho trẻ em chơi đồ chơi làm bằng nhựa.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 22: Tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường:

  • A. Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí.
  • B. Gây ô nhiễm nguồn nước.
  • C. Tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 23: Tại sao khi gió thổi mạnh vào đống lửa to thì nó cháy càng mạnh?

  • A. Gió làm cho đống lửa cháy mạnh hơn.
  • B. Gió thổi to làm tăng nhiệt độ của đống lửa khiến nó cháy mạnh hơn.
  • C. Gió cung cấp thêm oxygen nên đống lửa cháy mạnh hơn.
  • D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 24: Khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải làm gì?

  • A. Có thể kích thích họng để tạo phản ứng nôn, nôn ra hết thực phẩm đã dùng.
  • B. Dừng ăn ngay thực phẩm đó.
  • C. Pha orezol với nước cho người bị ngộ độc uống đề tránh mất nước và trung hòa chất độc trong cơ thể.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 25: Ở nhiều vùng nông thôn, người ta xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải động vật. Những chất thải này sẽ phân huỷ, theo thời gian sẽ sinh ra biogas. Khí này được thu lại và dẫn lên để lấy nhiên liệu phục vụ cho đun nấu hoặc chạy máy phát điện. Theo em, việc thu gom chất thải sản xuất biogas có tác dụng gì?

  • A. Tiêu diệt mầm bệnh gây hại.
  • B.  Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
  • C. Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống, tiết kiệm tiền mua nhiên liệu.
  • D. Tất cả các ý trên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ