[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương X: Trái Đất và bầu trời (Phần 1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 10: Trái Đất và bầu trời Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy:

  • A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.
  • B. Trái Đất quay quanh trục của nó.
  • C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  • D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 2: Chuyển động nhìn thấy là chuyển động nào sau đây?

  • A. Mặt Trăng mọc vào buổi tối.
  • B. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.
  • C. Sao Hỏa quay quanh Mặt Trời.
  • D. Cả A và B.

Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?

  • A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.
  • B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời.
  • C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn.
  • D. Núi cao che khuất Mặt Trời.

Câu 4: Ta thường thấy Mặt Trăng khi nào?

  • A. Ban ngày.
  • B. Ban đêm.
  • C. Giữa trưa.
  • D. Nửa đêm.

Câu 5: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:

  • A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu vào mắt ta.
  • B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.
  • C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Trái Đất chiếu vào mắt ta.
  • D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ các thiên thể chiếu vào mắt ta.

Câu 6: Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

  • A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng.
  • B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà.
  • C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà.
  • D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

Câu 7: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.

  • A. hành tinh - vệ tinh.
  • B. vệ tinh - vệ tinh.
  • C. thiên thể - thiên thể.
  • D. vệ tinh - thiên thể.

Câu 8: Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?

  • A. Thiên Vương tinh.
  • B. Hải Vương tinh.
  • C. Diêm Vương tinh.
  • D. Thổ tinh.

Câu 9:Hành tinh gần Mặt Trời nhất là:

  • A. Thủy tinh.
  • B. Kim tinh.
  • C. Mộc tinh.
  • D. Hỏa tinh.

Câu 10: Khi quan sát bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng, ta có thể nhìn thấy:

  • A. Mặt Trời.
  • B. Mặt Trăng.
  • C. Hỏa tinh.
  • D. Ngân Hà.

Câu 11: Câu nào dưới đây là đúng?

  • A. Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
  • B. Ngân Hà là tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao, nằm ngoài hệ Mặt Trời.
  • C. Ngân Hà là một chùm sao sắp xếp kéo dài trên bầu trời.
  • D. Ngân Hà là một “dòng sông sao” trên bầu trời.

Câu 12: Hệ Mặt Trời nằm ở:

  • A. Trung tâm của Ngân Hà.
  • B. Trung tâm một vòng xoắn của Ngân Hà.
  • C. Rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 13: Chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây là do:

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông.
  • B. Mặt Trời mọc ở đằng tây, lặn ở đằng đông.
  • C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  • D. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

Câu 14: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?

  • A. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.
  • B. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.
  • C. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời.
  • D. Vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng sẽ che lấp Trái Đất.

Câu 15: Vì sao chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất?

  • A. Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng
  • B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng
  • C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất.
  • D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.

Câu 16: Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?

  • A, Một khối chất rắn có nhiệt độ bề mặt rất cao.
  • B. Một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao.
  • C. Một khối chất lỏng có nhiệt độ bề mặt rất cao.
  • D. Đáp án khác.

Câu 17: Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều. 
  • B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
  • C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh. 
  • D. Cả 3 phát biểu trên.

Câu 18: Nếu nhìn Ngân Hà từ bên trên theo hướng vuông góc với mặt Ngân Hà, ta sẽ thấy nó có hình gì?

  • A, Hình tròn.
  • B. Hình xoắn ốc.
  • C. Hình cầu.
  • D. Hình elip.

Câu 19: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.
  • B. Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.
  • C. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ, đồng thời quay quanh lõi của nó.
  • D. Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.

Câu 20: Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Khi đó:

  • A. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.
  • B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó không phải chuyển động thực, chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất mới là chuyển động thực.
  • C. Cả hai chuyển động đều là chuyển động thực.
  • D. Cả hai chuyển động đều không phải là chuyển động thực.

Câu 21: Khối lượng các hành tinh của hệ Mặt Trời theo từ tự từ nhỏ đến lớn là:

  • A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.
  • B. Thuỷ tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Hoả tinh, Mộc tinh.
  • C. Thuỷ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Kim tinh.
  • D. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Kim tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.

Câu 22: Hình vẽ mô tả hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng tương ứng với vị trí ở các thời điểm khác nhau trên quỹ đạo của nó. Trăng bán nguyệt tương ứng với vị trí số mấy trên hình vẽ?

  • A. 2 và 6.
  • B. 4 và 8.
  • C. 1 và 5.
  • D. 3 và 7.

 Câu 23: Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng trên Trái Đất. Vậy tại sao lại có ngày và đêm liên tiếp?

  • A. Vì Mặt Trời không chiếu sáng được hết Trái Đất do Trái Đất quá to.
  • B. Vì chỉ có nửa phần Trái Đất hướng về Mặt Trời nhận được ánh sáng, nửa còn lại không nhận được.
  • C. Vì Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó từ Đông sang Tây.
  • D. Cả B và C đều đúng.

 Câu 24: Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng âm lịch. Hãy xác định hình ảnh dưới đây lần lượt ứng với khoảng ngày nào của tháng âm lịch?

  • A. Ngày 23 và 24.
  • B. Ngày 23 và 27.
  • C. Ngày 20 và 27.
  • D. Ngày 26 và 27.

Câu 25: Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà được 1 vòng với tốc độ 220.000 m/s mất 230 triệu năm. Trong thời gian đó, Ngân Hà di chuyển với tốc độ 600000 m/s được đoạn đường bằng bao nhiêu năm ánh sáng? Biết 1 năm ánh sáng xấp xỉ bằng 95.000 tỉ km.

  • A. 45810 năm ánh sáng.
  • B. 458100 năm ánh sáng.
  • C. 4581189 năm ánh sáng.
  • D. 45830 năm sáng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ