[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương I: Mở đầu về khoa học tự nhiên (Phần 3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?

  • A. Nghiên cứu hệ thống quạt nước cho đầm nuôi tôm.
  • B. Nghiên cứu trang phục của các nước.
  • C. Nghiên cứu xử lí rác thải bảo vệ môi trường.
  • D. Nghiên cứu cách khắc chữ lên thủy tinh.

Câu 2: Giới hạn đo của thước là:

  • A. 1m.
  • B. Độ dài giữa hai vạch chỉ liên tiếp trên thước.
  • C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
  • D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 3: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:

  • A. Số nhỏ nhất ghi trên thước.
  • B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
  • C. Độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.
  • D. Độ lớn nhất ghi trên thước.

Câu 4: Các biển báo viền đỏ biểu thị:

  • A. Cấm thực hiện.
  • B. Bắt buộc thực hiện.
  • C. Cảnh báo nguy hiểm.
  • D. Cảnh báo cực kì nguy hiểm.

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Người ta dùng... để đo khối lượng.

  • A. Khối lượng.
  • B. Cân.
  • C. Kilôgam (kg).
  • D. Độ chia nhỏ nhất.

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:... là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp.

  • A. Khối lượng.
  • B. Cân.
  • C. Kilôgam (kg).
  • D. Độ chia nhỏ nhất

Câu 7: Cấu tạo của kính lúp:

  • A. Ống kính, khung kính, vật kính.
  • B. Ống kính, khung kính, tay cầm.
  • C. Khung kính, tay cầm.
  • D. Mặt kính, khung kính, tay cầm.

Câu 8: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

  • A. Cân đồng hồ.
  • B. Điện thoại.
  • C. Đồng hồ.
  • D. Máy tính.

Câu 9: Kính hiển vi quang học có độ phóng đại lớn nhất là:

  • A. 500 lần.
  • B. 1000 lần.
  • C. 2000 lần.
  • D. 3000 lần.

Câu 10: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo nhiệt độ?

  • A. Nhiệt kế.
  • B. Tốc kế.
  • C. Cân.
  • D. Đồng hồ.

Câu 11: Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)…: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)… .

  • A. (1) nóng – lạnh; (2) cao.
  • B. (1) nóng – lạnh; (2) thấp.
  • C. (1) nhiệt độ; (2) cao.
  • D. (1) nhiệt độ; (2) thấp.

Câu 12: Phát minh ra điện thoại, máy tính,… là ứng dụng của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nào?

  • A Sản xuất.
  • B. Giao thông vận tải.
  • C. Trồng trọt.
  • D. Thông tin liên lạc.

Câu 13: Ở Mỹ, nhiệt độ  trung bình vào mùa đông là khoảng 500F. Vậy 500F = …0C?

  • A. 59,780C.             
  • B. 100C.                 
  • C. -4,220C.           
  • D. 45,550C.

Câu 14: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

  • A. 1 m3 = 100l.
  • B. 1mL = 1 cm3.
  • C. 1 dm3 = 0,1 m3.
  • D. 1 dm3 = 1000 mm3.

Câu 15: Đâu là hành động an toàn trong phòng thí nghiệm?

  • A. Thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên, báo cáo ngay nếu thấy mối nguy hiểm.
  • B. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật đang đun.
  • C. Ngửi hoặc nếm để xem hoá chất có mùi, vị lạ không.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 16: Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì?

  • A. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng.
  • B. Để vật lệch một bên trên đĩa cân.
  • C. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định.
  • D. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác.

Câu 17: 1 canh (đơn vị đo thời gian cổ ở Việt Nam) bằng bao nhiêu giờ?

  • A. 0,5 giờ.
  • B. 1 giờ.
  • C. 2 giờ.
  • D. 3 giờ.

Câu 18: Vì sao có nhiệt kế rượu hoặc thuỷ ngân nhưng không có nhiệt kế nước?

  • A. Rượu, thuỷ ngân co dãn vì nhiệt đều.
  • B. Nước co dãn vì nhiệt không đều.
  • C. Nước không đo được nhiệt độ âm.
  • D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 19: Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh ở mức:

  • A. Khoảng từ 3 đến 20 lần.
  • B. Khoảng từ 5 đến 100 lần.
  • C. Khoảng từ 1 đến 1000 lần.
  • D. Khoảng từ 3 đến 300 lần.

Câu 20: Để điều chỉnh độ phóng đại, người ta thay đổi bộ phận nào?

  • A. Vật kính.
  • B. Thị kính.
  • C. Bàn kính.
  • D. Giá đỡ.

Câu 21: Một bình chia độ đang chứa nước ở vạch ngang 70cm3, người ta đổ thêm 5cm3 nước vào. Tổng thể tích nước trong bình là:

  • A. 80cm3.
  • B. 75cm3.
  • C. 92cm3.
  • D. 68cm3.

Câu 22: Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?

  • A. 302g.
  • B. 298g.
  • C. 105g.
  • D. 200g.

Câu 23: Một bạn học sinh đi học, bắt đầu đạp xe từ nhà đi lúc 6 giờ 45 phút và tới trường lúc 7 giờ 15 phút. Thời gian từ nhà đến trường là:

  • A. 0,5 giờ.
  • B. 0,3 giờ.
  • C. 0,25 giờ.
  • D. 0, 15 giờ.

Câu 24: Đâu không phải là cách bảo quản kính lúp?

  • A. Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm.
  • B. Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính để rửa.
  • C. Lau chùi kính bằng khăn bẩn.
  • D. Để kính lên bề mặt phẳng.

Câu 25: Một hộp quả cân có các quả cân loại 2g, 5g, 10g, 50g, 200g, 200mg, 500g, 500mg. Để cân một vật có khối lượng 257,5g thì có thể sử dụng các quả cân nào?

  • A. 200g, 200mg, 50g, 5g, 50g.
  • B. 2g, 5g, 50g, 200g, 500 mg.
  • C. 2g, 5g, 10g, 200g, 500g.
  • D. 2g, 5g, 10g, 200mg, 500mg.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ