Câu 1: Vật thể nhân tạo là:
- A. Mặt trời.
- B. Đám mây.
-
C. Cây cầu.
- D. Con sóc.
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất:
- A. Vật không sống không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.
- B. Vật thể tự nhiên chưa chắc đã là vật sống, ví dụ: núi đá vôi là vật thể tự nhiên nhưng không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.
- C. Vật không sống chưa chắc là vật thể nhân tạo ví dụ: mủ cao su không sống, nhưng nó là vật thể tự nhiên, lấy từ cây cao su.
-
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng:
- A. Vật không sống có khả năng trao đổi chất với môi trường nhưng không có khả năng sinh sản và phát triển.
-
B. Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển còn vật không sống không có các khả năng trên.
- C. Vật không sống là vật thể nhân tạo.
- D. Vật thể tự nhiên là vật sống.
Câu 4: Chất nào sau đây ở thể rắn?
-
A. Sắt.
- B. Khí oxygen.
- C. Nước.
- D. Thuỷ ngân.
Câu 5: Chất nào sau đây ở thể lỏng?
- A. Đá vôi.
-
B. Nước.
- C. Khí oxygen.
- D. Lưu huỳnh.
Câu 6: Chất nào sau đây ở thể khí?
- A. Dầu ăn.
- B. Muối ăn.
- C. Giấm.
-
D. Carbon dioxide.
Câu 7: Quá trình nào sau đây cần oxygen?
- A. Quang hợp.
-
B. Hô hấp.
- C. Hòa tan.
- D. Nóng chảy.
Câu 8: Thành phần không khí gồm những gì?
- A. 21% Nitơ, 78% Oxygen, 1% khí khác.
- B. 100% Nitơ.
-
C. 78% Nitơ, 21% Oxygen, 1% khí khác.
- D. 100% Oxygen.
Câu 9: Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?
- A. Cacbodioxit.
- B. Heli.
- C. Oxygen.
-
D. Nitơ.
Câu 10: Dãy gồm các vật sống là:
- A. Cây nho, cây cầu, đường mía.
- B. Muối ăn, đường thốt nốt, cây cam.
-
C. Con chó, cây bàng, con cá.
- D. Cây cối, đồi núi, con chim.
Câu 11: Đâu là vật thể nhân tạo?
-
A. Nước hàng.
- B. Cây mía đường.
- C. Cây thốt nốt.
- D. Củ cải đường.
Câu 12: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:
-
A. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
- B. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.
- C. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
- D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.
Câu 13: Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh không có đặc điểm nào sau đây:
- A. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- B. Chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- C. Với mỗi cấu trúc tinh thẻ, nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
-
D. Thể tích của tất cả các chất rắn đều tăng khi nóng chảy.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng…
- A. Phụ thuộc vào áp suất của khí (hay hơi) trên bề mặt chất lỏng.
-
B. Không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
- C. Càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn.
- D. Càng lớn nếu nhiệt độ chất lỏng càng cao.
Câu 15: Một chất hơi đạt trạng thái “hơi bão hòa” thì:
- A. Áp suất hơi không phụ thuộc vào nhiệt độ hơi.
- B. Khi thể tích giảm, áp suất hơi tăng.
-
C. Tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi.
- D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi là như nhau với mọi chất.
Câu 16: Muốn có ngọn lửa phải có đủ đồng thời 3 yếu tố nào sau đây:
- A. Nhiệt, oxygen và carbon dioxide.
- B. Nhiệt, oxygen và nitrogen.
- C. Chất đốt, nhiệt và nitrogen.
-
D. Chất đốt, nhiệt và oxygen.
Câu 17: Thợ lặn đeo bình có chứa gì khi lặn xuống biển?
- A. Khí nitrogen.
- B. Khí carbon dioxit.
-
C. Khí oxygen.
- D. Tất cả các phương án trên.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Khí oxygen không tan trong nước.
- B. Khí oxyn sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.
-
C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
- D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.
Câu 19: Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?
-
A. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).
- B. Tan rất ít trong nước.
- C. Chất khí, không màu.
- D. Không mùi, không vị.
Câu 20:Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí?
- A. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen.
-
B. Cô cạn nước đường thành đường.
- C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
- D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.
Câu 21: Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy?
- A. Mỡ lợn tan khi đun nóng.
-
B. Cho viên đá vôi (calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị tan dần.
- C. Thiếc bị tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào.
- D. Cho nhựa thông và bát sứ nung nóng. Nó tan ra thành chất lỏng màu cánh gián.
Câu 22: Dầu thô ở thể lỏng được khai thác từ các mỏ dàu ngoài biển khơi. Theo em, có thể vận chuyển dầu lỏng và đất liền bằng cách nào?
- A. Cho dầu vào thùng chứa và vận chuyển vào đất liền.
- B. Bơm dầu chảy qua những đường ống dẫn dầu về đất liền.
- C. Đưa cả mỏ dầu về đất liền rồi khai thác.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 23: Theo em, đâu là lĩnh vực tiêu thụ ít oxygen nhất?
-
A. Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa.
- B. Luyện thép.
- C. Công nghiệp hoá chất.
- D. Y khoa.
Câu 24: Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?
- A. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.
- B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
-
C. Trồng cây xanh.
- D. Chặt cây xây cầu cao tốc.
Câu 25: Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1950 lít oxygen. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km là:
-
A. 68250 lít.
- B. 54600 lít.
- C. 13650 lít.
- D. 9750 lít.