[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương X: Trái Đất và bầu trời (Phần 2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 10: Trái Đất và bầu trời Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông.
  • B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.
  • C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.
  • D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.

Câu 2: Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?

  • A. Khoảng 6 giờ.
  • B. Khoảng 12 giờ.
  • C. Khoảng 24 giờ.
  • D. Khoảng 36 giờ.

Câu 3: Hiện tượng ngày trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi nào?

  • A. Khi Mặt Trời lặn.
  • B. Khi Mặt Trời mọc.
  • C. Khi ta đứng trên núi.
  • D. Khi quan sát thấy hoàng hôn.

Câu 4: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

  • A. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
  • B. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
  • C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
  • D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Câu 5: Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

  • A. 3 tuần.
  • B. 1 tuần.
  • C. 4 tuần.
  • D. 2 tuần.

Câu 6: Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu?

  • A. Khoảng nửa tháng.
  • B. Khoảng 1 tháng.
  • C. Khoảng 2 tháng.
  • D. Khoảng 3 tháng.

Câu 7: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có … ở trung tâm và các … nằm trong phạm vi lực hấp của …

  • A. Trái Đất – thiên thể - Trái Đất.
  • B. Mặt Trời – thiên thể - Mặt Trời.
  • C. Mặt Trăng – thiên thể - Mặt Trăng.
  • D. Ngôi sao – thiên thể - Ngôi sao.

Câu 8: Trong hệ Mặt Trời bao gồm:

  • A. Mặt Trời.
  • B. 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.
  • C. Các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 9: Trái Đất đứng thứ mấy trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 10: Đường kính của Ngân Hà vào khoảng từ:

  • A. 300 năm ánh sáng.
  • B. 100000 năm ánh sáng.
  • C. 3000 năm ánh sáng.
  • D. 10000 năm ánh sáng.

Câu 11: Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng:

  • A. 220 km/s.
  • B. 600 km/s.
  • C. 220000 m/s.
  • D. 600000 m/s

Câu 12: Một năm ánh sáng xấp xỉ bằng:

  • A. 95000 tỉ km.
  • B. 950000 tỉ km.
  • C. 95000 tỉ km.
  • D. 950 tỉ km.

Câu 13: Ban ngày sẽ xuất hiện khi nào?

  • A. Trái Đất được Mặt Trăng chiếu sáng.
  • B. Mặt Trăng không che lấp Trái Đất.
  • C. Phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng.
  • D. Phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?

  • A. Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa.
  • B. Do Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.
  • C. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  • D. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 15: Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?

  • A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
  • B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó.
  • C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
  • D. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

Câu 16: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì:

  • A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.
  • B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
  • C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.
  • D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng
  • B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
  • C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.
  • D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

Câu 18: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là:

  • A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. 
  • B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh. 
  • C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
  • D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng
  • B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
  • C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.
  • D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

Câu 20: Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà mất bao lâu để có thể quay hết một vòng?

  • A. 230 triệu năm. 
  • B. 320 triệu năm. 
  • C. 230 tỉ năm.
  • D. 320 nghìn năm.

Câu 21: Cho hình vẽ minh hoạ sau đây: 

Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày?

  • A. Ở vị trí M và P đang là ban ngày.
  • B. Ở vị trí Q và N đang là ban ngày.
  • C. Ở vị trí M và N đang là ban ngày.
  • D. Ở vị trí Q và P đang là ban ngày.

Câu 22: Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, em sẽ nhìn thấy Mặt Trời như thế nào so với khi đứng ở Trái Đất?

  • A. Bằng nhau.
  • B. Lớn hơn.
  • C. Nhỏ hơn.
  • D. Có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn.

Câu 23: Hình vẽ mô tả hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng tương ứng với vị trí ở các thời điểm khác nhau trên quỹ đạo của nó.Người ở vị trí nào sẽ thấy Mặt Trời lặn trước?

  • A. 3 và 7.
  • B. 1 và 5.
  • C. 5.
  • D. 1.

Câu 24: Ngư dân khi đi biển, nếu bị thất lạc la bàn, người ta sẽ dựa vào đâu để xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm?

  • A. Sao chổi.
  • B. Sao băng.
  • C. Sao Bắc Đẩu.
  • D. Hướng gió.

Câu 25: Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng âm lịch. Hãy xác định hình ảnh dưới đây lần lượt ứng với khoảng ngày nào của tháng âm lịch?

  • A. Ngày 4 và ngày 8.
  • B. Ngày 19 và ngày 8.
  • C. Ngày 4 và ngày 27.
  • D. Ngày 23 và ngày 27.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ