[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương IV: Hỗn hợp - Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 4: Hỗn hợp - Tách chất ra khỏi hỗn hợp sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Chất tinh khiết:

  • A. Có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần. 
  • B. Có tính chất khó xác định.
  • C. Chỉ có một chất duy nhất.
  • D. Chứa từ hai chất trở lên.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

  • A. Nước khoáng.                               
  • B. Nước biển.
  • C. Sodium chloride.                           
  • D. Gỗ.

Câu 3: Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được:

  • A. Dung dịch.                           
  • B. Huyền phù.
  • C. Dung môi.                            
  • D. Nhũ tương.

Câu 4: Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là

  • A. Viên kim cương.                              
  • B. Áo sơ mi.                                         
  • C. Bút chì.
  • D. Đôi giày.

Câu 5: Phương pháp lắng là:

  • A. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
  • B. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
  • C. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
  • D. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 6: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

  • A. Chiết.                                                     
  • B. Dùng máy li tâm.
  • C. Cô cạn.                                                   
  • D. Lọc.

Câu 7: Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?

  • A. Hòa tan vào nước.
  • B. Lắng, lọc.
  • C. Dùng nam châm để hút.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 8: Đâu là quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống?

  • A. Làm bay hơi muối biển, thu được muối ăn.
  • B. Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước
  • C. Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 9: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

  • A. Bỏ thêm đá lạnh vào.
  • B. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu.                 
  • C. Nghiền nhỏ muối ăn.
  • D. Đun nóng nước.                           

Câu 10: Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là:

  • A. Dung dịch.                                             
  • B. Huyền phù.
  • C. Nhũ tương.                                              
  • D. Chất tan.

Câu 11: Hỗn hợp nào dưới dây là huyền phù khi được khuấy trộn?

  • A. Hỗn hợp nước và cát. 
  • B. Hỗn hợp nước và đường.
  • C. Hỗn hợp nước và sữa.
  • D. Hỗn hợp nước và dầu ăn.

Câu 12: Hỗn hợp nào dưới dây là nhũ tương khi được khuấy trộn?

  • A. Hỗn hợp nước và bột mì.
  • B.  Hỗn hợp nước và cát.
  • C. Hỗn hợp nước và dầu ăn. 
  • D. Hỗn hợp nước và đường.

Câu 13: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

  • A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
  • B. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
  • C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
  • D. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

Câu 14: Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?

  • A. Nước và dầu ăn.
  • B. Bột mì và nước.
  • C. Cát và nước.
  • D. Nước và rượu.

Câu 15: Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có:

  • A. Kích thước hạt nhỏ hơn.                                   
  • B. Tốc độ rơi nhỏ hơn.
  • C. Khối lượng nhẹ hơn.                                          
  • D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn.

Câu 16: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

  • A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
  • B. Tác khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. 
  • C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
  • D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

Câu 17: Vì sao trên bao bì một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… thường có dòng chữ “Lắc đều trước khi uống”?

  • A. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng nhũ tương. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
  • B. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng huyền phù. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
  • C. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng dung dịch. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
  • D. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng hỗn hợp. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.

Câu 18: Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết: Đun nước lấy từ tự nhiên hay lấy từ máy lọc thì sẽ ít bị cặn hơn?

  • A. Nước tự nhiên ít bị cặn hơn.
  • B. Nước từ máy lọc ít bị cặn hơn.
  • C. Cả hai loại đều có cặn như nhau.
  • D. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 19: Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết: Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm?

  • A. Dùng dao hoặc đồ vật bằng kim loại để cạo đi lớp cặn.                               
  • B. Dùng nước rửa chén bát để cọ.
  • C. Dùng nuớc nóng để cặn tan ra.
  • D. Dùng giấm, nước chanh để ngâm ấm.

Trả lời các câu hỏi từ 20 đến 22: Bạn Hà muốn tách riêng một hỗn hợp gồm cát và muối. Các hình vẽ dưới đây mô tả các bước tiến hành của bạn nhưng chưa đúng thứ tự.

 

Câu 20: Sắp xếp lại để mô tả đúng các bước tách riêng hỗn hợp cát và muối.

  • A. C – A – F – B – D – E.
  • B. A – C – F – B – D – E.
  • C. A – C – F – B – D – E.
  • D. B – C – F – A – D – E.

Câu 21: Chất rắn còn lại trên giấy lọc ở các bước E,F lần lượt là:

  • A. Bay hơi muối.                               
  • B. Bay hơi nước.
  • C. Bay hơi cát.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 22: Quá trình diễn ra ở bước F là gì?

  • A. Lọc.                               
  • B. Bay hơi.
  • C. Hoà tan.
  • D. Chiết.

 Câu 23: Một học sinh nghiên cứu tính chất của 4 chất lỏng. Bạn đã đo nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc của 4 mẫu và thu được kết quả như sau:

Mẫu

Nhiệt độ sôi (0C)

Nhiệt độ đông đặc (0C)

A

108

-10

B

100

0

C

78

-144

D

104

-9

Biết chất lỏng A là dung dịch muối ăn. Hãy chỉ ra mẫu nào là nước nguyên chất?

  • A. Mẫu A.
  • B. Mẫu B.
  • C. Mẫu C.
  • D. Không có mẫu nào là nước nguyên chất.

Trả lời các câu hỏi 24, 25: Đọc về phương pháp làm bột sắn dây và trả lời câu hỏi:

 

Câu 24: Hỗn hợp màu nâu sau khi xay nhuyễn củ sắn dây gồm những thành phần:

  • A. Nước, tinh bột sắn dây, bã sắn dây, tạp chất.
  • B. Nước, bã sắn dây, tạp chất.
  • C. Tinh bột sắn dây, tạp chất.
  • D. Nước, bã sắn dây, tạp chất.

Câu 25:Lớp vải lọc có tác dụng lọc bỏ bã sắn dây và các tạp chất. Vậy nó có tác dụng tương tự như dụng cụ nào trong phòng thí nghiệm?

  • A. Phễu lọc.
  • B. Giấy lọc.
  • C. Phễu chiết.
  • D. A và B là đáp án đúng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ